Lộ trình hồi phục dành cho bệnh nhân Covid-19

Kể từ đầu năm 2021, tình hình dịch bệnh diễn biến ngày càng khó lường, ảnh hưởng rất nhiều đến đến cuộc sống người dân. Đặc biệt với những người mắc Covid – 19, dịch bệnh càng gây nhiều khó khăn. Vì vậy việc phục hồi sức khỏe trở thành bài toán khó nếu không có lộ trình bài bản, đúng cách. Hiểu được điều ấy, chúng tôi tổng hợp những nghiên cứu, khuyến nghị từ các chuyên gia vè vấn đề này. Mong rằng sẽ giúp được nhiều người vượt qua được khoảng thời gian khó khăn, trở về với cuộc sống khỏe mạnh.

Phương pháp hồi phục sức khỏe

Bác sĩ Vishakha Shivdasani từ Mumbai, Ấn Độ gợi ý cách phục hồi sức khỏe cho người bệnh Covid-19 bằng cải thiện dinh dưỡng và lối sống. Shivdasani từng là phó chủ tịch Hiệp hội Bác sĩ Mumbai và nhận giải thưởng “Chuyên gia dinh dưỡng của năm” từ tạp chí Vogue. Trong cuốn sách mới “Covid và Phục hồi hậu Covid”, bà Shivdasani đề xuất sáu chiến lược giúp người sống sót chữa lành tổn thương dai dẳng do Covid-19 gây ra.

Một bệnh nhân 40 tuổi tái phát bệnh vẩy nến hai tháng sau khi mắc Covid-19. Sau sáu tuần làm theo phương pháp của Shivdasani, người này hồi phục và bệnh vẩy nến đã thuyên giảm. Một bệnh nhân khác 60 tuổi từng bị ung thư vú đã tuân thủ hướng dẫn trong thời gian điều trị Covid-19 và phục hồi. Bà hiện trong tình trạng ổn định.

Từ kinh nghiệm hàng chục năm điều trị bệnh tiểu đường và béo phì. Shivdasani nhận thấy viêm mạn tính là tình trạng chung ở các bệnh nhân có bệnh đi kèm. “Viêm mạn tính làm trầm trọng thêm các vấn đề của bệnh nhân Covid-19. Hệ miễn dịch đang chống bệnh sẵn có, đồng thời phải gồng mình đối phó với virus. Nếu chữa trị các bệnh đi kèm, bệnh nhân sẽ tiến triển tốt hơn”, bà nói. Bí quyết chính là những thay đổi trong ăn uống và lối sống. Bà Shivdasani cho biết: “Chúng ta có thể giảm chứng viêm trong vài ngày thông qua ăn uống đúng cách”.

Chiến lược của chuyên gia

Người mắc Covid-19 có biểu hiện lâm sàng đa dạng. Từ nhiễm không có triệu chứng, tới những biểu hiện bệnh lý nặng. Như viêm phổi nặng, suy hô hấp, sốc nhiễm trùng, suy chức năng đa cơ quan và tử vong. Đặc biệt ở những người cao tuổi, người có bệnh mạn tính hay suy giảm miễn dịch. Hoặc có đồng nhiễm hay bội nhiễm các căn nguyên khác như vi khuẩn, nấm. Cơ chế bệnh sinh của bệnh có vai trò của “cơn bão cytokine”. Và huyết khối mao mạch phổi trong các ca bệnh có suy hô hấp nặng và nguy kịch.

Cẩn trọng trong lựa chọn thực phẩm

Cẩn trọng trong lựa chọn thực phẩm
Bạn nên bắt đầu ngày mới với protein, thay vì carbohydrate.

Bạn nên bắt đầu ngày mới với protein, thay vì carbohydrate. Đừng sợ chất béo. Chế độ ăn nhiều chất béo có thể ngăn ngừa việc ăn quá nhiều. Tránh chất béo xấu như dầu hạt, tiêu thụ chất béo tốt như dầu ô liu nguyên chất, dầu mù tạt, dầu quả bơ, dầu dừa. Hạn chế đường – thứ dễ gây viêm nhất, có thể ức chế miễn dịch và thực phẩm chế biến sẵn.

Bảo vệ đường ruột

Đảm bảo đường ruột khỏe mạnh bằng cách bổ sung lợi khuẩn chống lại các mầm bệnh bao gồm cả nCoV. Prebiotics (tỏi, quả mọng, hành tây và táo) và probiotics (sữa chua, dưa chua, kim chi) giúp lợi khuẩn phát triển mạnh. Hãy ăn nhiều loại rau và trái cây có màu sắc khác nhau.

Ngủ nghỉ đúng giờ

Hãy tuân theo nhịp sinh học của bạn, đi ngủ và thức dậy đúng giờ. Ngủ đủ từ sáu đến bảy tiếng để duy trì khả năng miễn dịch của bạn.

Loại bỏ căng thẳng mệt mỏi

Căng thẳng giải phóng các cytokine gây viêm, khiến hệ thống miễn dịch phải làm việc nhiều hơn. Các kỹ thuật thiền và thở có thể giúp giảm nhịp tim, huyết áp và viêm, đồng thời kích hoạt quá trình sản sinh chất dẫn truyền thần kinh gây hưng phấn như serotonin và dopamine.

Tích cực vận động

Tập thể dục làm giảm viêm nhiễm và cải thiện miễn dịch. Bạn nên tập ngoài trời để cơ thể sản sinh ra vitamin D.

Tích cực vận động
Tập thể dục làm giảm viêm nhiễm và cải thiện miễn dịch

Bổ sung các chất dinh dưỡng

Vitamin D là chất chống oxy hóa, chống viêm và có thể tăng cường miễn dịch. Thiếu hụt vitamin D có liên quan đến suy giảm chức năng phổi. Vitamin C giúp giảm CRP (là protein gia tăng nồng độ trong máu ở bệnh lý viêm và nhiễm trùng như Covid-19)

Magie đóng vai trò như “thuốc an thần tự nhiên”, giúp bạn ngủ ngon, giảm viêm và lo lắng, đồng thời làm chậm nhịp tim. Kẽm rất cần thiết cho việc sản xuất tế bào T – tế bào bạch cầu quan trọng của hệ miễn dịch. “Hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng các chất bổ sung này”, Shivdasani khuyến cáo.

Trả lời