Tìm hiểu nguồn gốc của bánh cuốn Cao Bằng nổi tiếng

Bánh cuốn là một món ăn thực tế có nguồn gốc từ Trung Quốc và sau đó du nhập vào Việt Nam với sự biến tấu đặc sắc của người dân đã tạo nên một món ăn nổi tiếng của người Cao Bằng. Nó gắn liền với cuộc sống của người Việt trong những bữa ăn hàng ngày từ đó đã tạo nên một nét văn hóa ẩm thực không thể nhầm lẫn vào đâu được. Bài viết dưới đây sẽ cho các bạn hiểu rõ hơn về món bánh cuốn Cao Bằng mà có lẽ không ít người đã từng thưởng thức được.

Món ăn nổi tiếng

Bánh cuốn là một trong những món ăn nổi tiếng của ẩm thực Việt Nam, nhất là khu vực phía Bắc. Nếu như người dân, du khách trong và ngoài nước thường quen với loại bánh cuốn chay, bánh cuốn nhân thịt chấm nước mắm đúng điệu người Hà Nội, thì có lẽ bánh cuốn Cao Bằng sẽ là một trải nghiệm ẩm thực có đôi chút khác biệt.

Thông thường, chúng ta hay ăn bánh cuốn với nước mắm. Vậy nhưng, ở Cao Bằng, một tỉnh nằm ở Đông Bắc Bộ, thì bánh cuốn lại ăn cùng nước dùng xương. Nghe có lạ lẫm không nhỉ? Mỗi vùng miền có một nét đặc sắc riêng trong ẩm thực, và Cao Bằng cũng không phải ngoại lệ. Người dân Cao Bằng coi bánh cuốn ăn cùng nước canh xương là đặc sản “hiếm có khó tìm”.

Món ăn nổi tiếng
Bánh cuốn là một trong những món ăn nổi tiếng của ẩm thực Việt Nam

Bánh cuốn Cao Bằng được chế biến khá kỳ công. Từ khâu chọn gạo, chọn nhân thịt lợn cho tới ninh nước xương, rồi tới các loại rau ăn kèm. Bánh cuốn Cao Bằng có màu đục hơn so với bánh cuốn ở một số nơi khác. Đó là do loại gạo. Gạo để làm bánh cuốn ở đây lấy từ lúa trồng ngay tại địa phương. Người Cao Bằng tin rằng, chỉ có lúa trồng ở vùng đất này mới cho ra đời được loại gạo ưng ý để xay bột tráng bánh cuốn. Thậm chí, có người còn kỳ công đến độ khi mở tiệm ở tỉnh thành khác, họ vẫn vận chuyển gạo từ Cao Bằng để đảm bảo nét riêng cho món ăn.

Đặc sắc trong nước dùng

Kế đến là nước dùng xương – thứ chiếm đến phân nửa sự thành bại của món bánh cuốn. Nước dùng xương này phải được ninh lâu, lửa liu diu vài giờ đồng hồ. Xương được chọn phải là xương ống, ninh tới khi nước dùng trong, không còn váng. Khi ấy mới đạt đủ độ ngọt và thơm. Người dân Cao Bằng thường ăn bánh cuốn với măng muối chua. Vậy nên khi đến các hàng bánh cuốn Cao Bằng, dễ thấy những chiếc lọ to được chủ tiệm để sẵn ở từng bàn. Trong đó chính là măng muối chua. Một đĩa bánh cuốn nóng hổi. Thả vào tô nước xương ngọt thanh, thêm một ít rau thơm. Ăn kèm miếng măng muối chua, còn gì tuyệt vời hơn không nhỉ?

Đặc sắc trong nước dùng
Nước dùng xương này phải được ninh lâu, lửa liu diu vài giờ đồng hồ

Nguồn gốc

Nguồn gốc của bánh cuốn vốn dĩ có từ Trung Quốc nhưng khi du nhập vào Việt Nam. Thì lại được phổ biến và biến tấu khác nhau phù hợp với từng vùng miền. Với bánh cuốn được cán mỏng rồi nhấc lên một cách tài tình bằng thanh tre nhỏ. Cuộn lại rồi cắt thành khúc vừa ăn. Bánh cuốn Thanh Trì có hai loại có nhân và không có nhân. Nhân bánh thường gồm thịt băm, một chút tôm nõn được giã thật bông, nấm hương và mộc nhĩ thái nhỏ. Bánh cuốn không thể thiếu được một lớp hành khô bên trên. Và chấm với nước chấm cà cuống tự pha rất tài tình.

Có thể thấy một số các tên gọi bánh cuốn nơi đây như bánh cuốn làng kênh, bánh ướt,.. Để có thể thấy rằng món bánh giản dị này dù đi đâu cũng luôn được người Việt yêu thích và muốn thưởng thức.

Cũng vì bởi Việt Nam nổi tiếng với nền văn minh lúa nước. Thì lâu đời nên các món ăn chủ yếu được chế biến từ gạo. Cho nên bánh cuốn như một thức quà gắn liền với tuổi thơ mỗi người. Sự mềm mại, thanh mát của từng lát bánh mỏng được tráng một cách khéo léo. Như những người nghệ nhân, không thể thiếu đi hương vị nước chấm được coi như yếu tố quyết định món bánh. Đã đi sâu vào trong tiềm thức người Việt, như một làn gió mát xua đi những cơn nóng nực ngày hè.

Trả lời