Trong đợt dịch tại các thành phố, tình trạng các mặt hàng thiết yếu tăng giá đã không còn lạ gì với người dân. Mặc dù đã có chính sách bình ổn giá từ chính phủ để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong thời điểm khó khăn nhưng vẫn không thể tránh khỏi. Nhất là khi việc giãn cách xã hội tại Hà Nội và những ca nhiễm Covid 19 liên quan đến các chợ khiến cho các chợ đầu mối lớn phải đóng cửa. Tình trạng buôn bán khó khăn và khan hiếm hàng hoá vào Hà Nội đã tác động lên giá cả. Trước tình trạng này liệu quản lý thị trường có tác động và can thiệp gì hay không?
Mục Lục
Giá nhiều mặt hàng rau quả và trứng tăng vọt
Tại Hà Nội, giá nhiều mặt hàng rau quả ở một số chợ dân sinh trên địa bàn các quận Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai… Tiếp tục tăng cao so với những ngày trước đó. Ðặc biệt mặt hàng trứng gia cầm sau khi tăng gấp đôi. Lại tăng tiếp 30% và chưa có dấu hiệu dừng lại.
Ghi nhận tại siêu thị trên phố Kim Liên (quận Đống Đa) ngày 8/8. Giá trứng gà ta tăng lên 60.000 đồng/chục quả (tăng 10.000 đồng so với 2 ngày trước đó). Đậu Hà Lan có giá 100.000 đồng/kg. Củ cải có giá 21.000 đồng/kg… Mặt hàng thịt lợn, thịt bò cũng nhích lên so với mấy ngày trước đó. Cụ thể thịt lợn nạc vai có giá là 165.000 đồng/kg. Thăn có giá 170.000 đồng/kg. Sụn bán với giá 199.000 đồng/kg…
Tại chợ Hàng Bè (quận Hoàn Kiếm), giá nhiều mặt hàng đều tăng so với 3 ngày trước đó. Chị Phạm Linh (quận Hai Bà Trưng) cho biết, trứng tăng lên 55.000 đồng/chục quả. Giá đỗ 40.000 đồng/kg, rau muống 15.000 đồng/mớ… “Tôi đi chợ mua đồ ăn cho 2 ngày đã mất gần 500.000 đồng”, chị Linh nói. Tại chợ Nguyễn Công Trứ, chợ Hôm Đức Viên (quận Hai Bà Trưng). Bắp cải có giá 15.000 đồng một kg (tăng 5.000 đồng), bí xanh 20.000 đồng/kg (tăng 5.000 đồng)…
Nguyên nhân tăng giá do chợ đầu mối đóng cửa
Việc tăng giá một số loại rau củ, đặc biệt là trứng. Được cho là do các chợ đầu mối chuyên cung cấp nông sản. Như chợ đầu mối phía Nam, chợ Long Biên, chợ Minh Khai. Đang phải dừng hoạt động do liên quan các ca nhiễm COVID-19. Đại diện một chuỗi siêu thị tại Hà Nội cho biết. Mặc dù doanh nghiệp cố gắng kiểm soát để mức tăng giá không ảnh hưởng nhiều đến người tiêu dùng. Tuy nhiên giá một số mặt hàng tươi sống vẫn tăng so với những ngày trước đó. Lý do bởi nguồn cung hạn chế, cước vận tải cùng chi phí của các doanh nghiệp liên quan tăng. Đã khiến giá đầu vào của nhiều mặt hàng là lương thực thực phẩm tăng.
Một số tiểu thương ở chợ cho biết, họ phải tìm nguồn hàng mới nhập về khiến giá bị đẩy lên cao. Theo thống kê tính đến ngày 3/8, TP Hà Nội có 20 chợ truyền thống, 3 chợ đầu mối, 25 siêu thị và 35 cửa hàng tiện lợi. Phải dừng hoạt động do có liên quan đến ca nhiễm Covid-19.
Cần tăng cường công tác quản lý thị trường
Lãnh đạo Sở Công Thương Hà Nội thông tin. Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, có 20 chợ đầu mối và chợ dân sinh cùng 52 siêu thị, cửa hàng tiện lợi ở Hà Nội bị tạm dừng hoạt động. Thành phố đã chỉ đạo các doanh nghiệp tăng lượng dự trữ hàng hóa tối đa. Về phục vụ nhân dân (nhiều hệ thống đã tăng lên trên 50% so với ngày bình thường). Đổi mới các hình thức kinh doanh. Tăng cường bán online trên nền tảng thương mại điện tử, bán hàng combo, đi chợ hộ, bán hàng lưu động, đăng ký phục vụ 24/24/7….
Chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú thì cho rằng. Hà Nội đang công bố số liệu đã dự trữ khối lượng hàng hóa rất lớn, dồi dào, đảm bảo không đội giá… Nhưng thực tế việc này không chắc chắn. Bởi hàng nghìn tỷ hàng hóa này là của doanh nghiệp. Với quỹ hàng này, Sở Công Thương Hà Nội không quyết được giá. Giá cả các mặt hàng này do cung cầu quyết định.
Ví dụ như trứng là mặt hàng thiết yếu nhưng đã tăng giá gấp đôi. Từ 28.000 đồng/chục lên 40.000 đồng rồi hôm qua đạt mức 45.000 đồng/chục. Theo giá niêm yết siêu thị), thậm chí một số nơi còn bán cao hơn. “Trong khi đó cơ quan quản lý, cụ thể là Sở Công Thương vẫn nói. Đã dự trữ hàng triệu quả trứng bình ổn giá phục vụ nhân dân, vậy trứng đó ở đâu?”, vị chuyên gia đặt câu hỏi. Theo ông Phú, Hà Nội cần phải sớm xây dựng hệ thống dự trữ nhất định để có thể bán hàng liên tục. Không để xảy ra đứt quãng. Bên cạnh đó, cần tăng cường công tác quản lý thị trường trong khi có dịch. Kiểm soát thị trường chặt chẽ, tránh “găm hàng thổi giá” trong thời điểm dịch bệnh.