Nem công chả phượng là một món ăn cung đình nổi tiếng ở Huế thường dùng để dâng cho vua chúa. Chính vì vậy nó sẽ rất cầu kì trong quy trình chế biến không chỉ đảm bào yếu tố ngon miệng mà còn phải đẹp mắt để thu hút người thưởng thức. Không những chỉ có món này mà hầu như ẩm thực cung đình Huế đều có sự kì công và tỉ mỉ đến từng chi tiết. Bài viết dưới đây sẽ cho các bạn hiểu rõ hơn về món ăn nổi tiếng này và nguồn gốc ra đời của nó.
Mục Lục
Món ăn cung đình
Ẩm thực trong ngày Tết hết sức quan trọng: làm sao vừa ăn ngon mà còn trang trọng để có thể dùng cúng tổ tiên. Nem công, chả phượng là món ăn bí truyền mà nhiều người mới chỉ nghe, chưa được thấy! Nem công chả phượng là biểu tượng của sự tao nhã trong ẩm thực cung đình Huế. Món ăn được trang trí nhiều màu sắc và làm theo hình dáng chim công và chim phượng.
Đầu chim phượng được làm bằng củ cải, mào làm bằng cà rốt, mỏ làm bằng ớt đỏ và phần thân được làm từ những thực phẩm trang trí rất bắt mắt. Lọn nem (các phần tạo ra thân công) được chế biến từ thịt thăn heo. Nem công chả phượng được coi là món ăn đứng đầu hàng bát trân (yến sào, vi cá mập, nem công chả phượng…). Giai thoại về sự xuất hiện của nem công chả phượng tại Việt Nam cũng gây nhiều tranh cãi. Nhiều ý kiến cho rằng, món ăn đi vào kho tàng ẩm thực cung đình Việt Nam xuất hiện từ thời Nguyễn, có thể sao chép từ món ăn của các triều đại Trung Hoa, có cách tân.
Nem Công Chả Phụng Xưa Và Ý Nghĩa
Nem công là món ăn đặc sản Huế, được chế biến không hề qua nấu nướng. Món này tự chín nhờ sự lên men vi sinh cộng với sự tác động của các gia vị có tính nóng như riềng, tỏi và ớt… Thịt công có tính giải độc, điều này đã được các giáo sư đông y công nhận. Khi ăn nem công, thịt sẽ hấp thụ vào tế bào máu và giải được các độc tố nhất định mà con người nhiễm phải. Đây chính là nguyên nhân người ta gọi nem công là món ăn rất quý hiếm.
Theo quan niệm của người Việt xưa, chim phụng là chim đực và chim cái là hoàng (phụng hoàng). Loài chim này được đồn đại sống ở núi cao và ít ai trông thấy. Khi chế biến,thịt phụng sẽ được giã mịn, nêm gia vị và cuốn thật kín bằng lá chuối. Sau đó sẽ hấp cách thủy một cách công phu nhất. Cũng như nem công, chả phụng rất giàu dinh dưỡng và có tác dụng bảo vệ sức khỏe.
Vào thời phong kiến, sức khỏe của đấng đế vương là thứ luôn được đặc lên hàng đầu. Việc tranh giành ngôi báu khiến họ có thể đầu độc lẫn nhau. Vì vậy, nem công chả phụng được xem như vị thần hộ mệnh, không thể thiếu trong bữa ăn của bậc vương giả xưa.
Nguồn gốc của tên gọi
Ngày xưa, nem công chả phượng được làm từ thịt chim công và chim phượng thật. Ngày nay, công và phượng là hai loài chim quý hiếm, săn bắn chúng làm món ăn là phạm pháp. Nên để tái hiện lại món nem công chả phượng xưa, người ta trình bày chúng theo “kiểu cách” vua chúa. Đảm bảo vừa ngon, vừa có tác dụng trị bệnh. Tất nhiên có nêm thêm thảo phẩm trong chế biến.
Đồng thời, món ăn còn thể hiện nét văn hóa ẩm thực của dân tộc Việt Nam đã được gìn giữ qua bao thế hệ. Nem công là món ăn đặc sản, được chế biến không qua nấu nướng. Thực phẩm tự chín nhờ quá trình lên men vi sinh do tác động của các gia vị có tính nóng (riềng, tỏi, tiêu..). Phối hợp với nguyên liệu chính là thịt đùi công được giã mịn.
Công dụng của thịt công
Thịt công có tính giải độc. Thịt công hấp thụ vào máu có khả năng giải độc tố. Chính đây là điều then chốt để hiểu vì sao nem công lại là món ăn quý. Tại Việt Nam, chim phượng là chim đực, chim cái được gọi là hoàng (phượng hoàng). Loài chim này chỉ sống ở núi cao, ít người trông thấy. Thịt phượng được giã mịn, nêm gia vị, gói vào lá chuối thật kín rồi hấp chín. Cũng như chim công, thịt chim phượng vừa giàu dinh dưỡng. Vừa có tác dụng dược tính nhằm bảo vệ tối đa sức khỏe.
Để làm được món ăn này, người dân khắp mọi miền đất nước. Mỗi khi bắt được loài chim phượng trĩ, phải tiến cung. Đội Thượng Thiện đã dày công nghiên cứu từ kỹ thuật chế biến đến các dược tính của món ăn. Nhằm mục đích bảo vệ sức khỏe quân vương. Món ăn vương giả ấy từ cung đình nội phủ lan tỏa đến các bếp lửa của các quan lại, thị dân giàu có ở kinh đô.