Tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp ảnh hưởng nhiều đến đời sống sinh hoạt của người dân. Bên cạnh sự khó khăn của công việc, nguồn thức ăn hàng ngày cũng trở thành vấn đề khó giải quyết. Vì vậy mà việc chuẩn bị, lưu trữ đồ ăn là lựa chọn số một của nhiều người. Tuy nhiên nếu không biết cách bảo quản rất dễ gây hư hỏng, lãng phí thực phẩm. Bài viết hôm nay của chúng tôi chính là chìa khóa giúp bạn giải quyết vấn đề này. Mong rằng sẽ cung cấp những thông tin hữu ích cho cuộc sống của bạn.
Mục Lục
Một vài phương pháp bảo quản
Mua sắm có thể làm bạn cảm thấy căng thẳng hơn vào thời điểm dịch bệnh. Hãy lập danh sách trước những thứ cần mua giúp bạn tập trung. Mua đúng các mặt hàng cần thiết và rút ngắn thời gian mua sắm. Trước khi lên danh sách thực phẩm cần mua, nên kiểm tra các món đang có trong tủ lạnh, tủ đông. Cũng như hạn sử dụng, để hạn chế số lần đi mua sắm và tránh lãng phí.
Trữ đông
Chia nhỏ thực phẩm vào từng túi trước khi trữ đông, không cấp đông lại sau khi đã rã đông. Kiểm tra kỹ hạn sử dụng trước khi mua mới tránh lãng phí và tránh ngộ độc khi ăn.
Theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP HCM (HCDC), vi khuẩn có hại phát triển nhanh nhất ở môi trường > 5oC đến 60oC. Do đó không để thịt, cá, thực phẩm đã được làm lạnh ở nhiệt độ phòng quá 2 giờ. Sau khi mua sắm cần nhanh chóng bảo quản thịt, cá và thực phẩm ở ngăn mát hoặc ngăn đông tủ lạnh. Chia nhỏ thực phẩm theo khẩu phần ăn của bạn hoặc gia đình. Trước khi bảo quản ngăn đông, giúp tiết kiệm thời gian rã đông.
Nhiều siêu thị, cửa hàng cung cấp dịch vụ giao hàng tận nơi. Rất hữu ích trong thời gian giãn cách xã hội. Mua những gì bạn và gia đình cần, không nên tích trữ quá nhiều thực phẩm. Có thể lập danh sách mua thực phẩm sử dụng trong 2-3 ngày. Bao gồm các loại thực phẩm tươi sống, đông lạnh và thực phẩm có hạn sử dụng dài. Ít bị hư hỏng như ngũ cốc, hàng đóng hộp, sấy khô…
Ăn thức ăn tươi trước, dự trữ các thực phẩm còn lại trong tủ đông hoặc tủ lạnh. Đối với những món bạn có thể ăn trong tuần thứ hai trở đi. Lựa chọn thực phẩm đa dạng theo các nhóm chất để đảm bảo dinh dưỡng.
Phân loại nhóm thực phẩm
- Nhóm rau và trái cây: Chọn trái cây theo mùa thường rẻ và tươi ngon hơn. Ăn rau lá trước, củ quả có thể để nhiệt độ phòng hoặc bảo quản trong hộp kín bỏ tủ lạnh. Dự trữ rau củ đông lạnh để làm sinh tố, nước ép… Nếu bạn thích trái cây và rau đóng hộp, nên chọn loại nguyên chất 100%. Trên nhãn mác thực phẩm có ghi “ít natri”. Hoặc “ít muối” hoặc “không thêm muối”.
- Nhóm cung cấp chất đạm: Thịt cá tươi, đông lạnh hoặc đóng hộp, mua cá ngừ, cá hồi hoặc cá mòi đóng hộp là loại bảo quản tốt). Một số thực phẩm giàu đạm giá rẻ như các loại đậu, ưu tiên thịt trắng như gà, cá… Trứng giàu chất dinh dưỡng, chi phí thấp và dễ chế biến.
- Nhóm ngũ cốc: Gạo, bánh mì, mì gói, phở, nui… là những lựa chọn phổ biến. Nên chọn thêm các loại ngũ cốc nguyên cám, nguyên hạt như gạo lứt, yến mạch, bánh mì nguyên cám…
- Nhóm sữa, các sản phẩm từ sữa: Sữa tươi, sữa chua, phô mai… nên chọn loại ít béo hoặc không béo.
- Nước uống: Nên chọn nước lọc thay vì nước ngọt hoặc các đồ uống có đường khác.
Những lưu ý khi bảo quản
Ngăn mát là nơi chứa đa dạng thực phẩm nhất nên mùi hôi trong tủ lạnh dễ hình thành nhất là ở ngăn này, vì vậy bạn cần phân loại thực phẩm trước khi cho vào ngăn mát tủ lạnh nhất là các loại trái cây, rau củ.
Các loại trái cây và rau củ như chuối, dưa hấu, đu đủ, bí xanh,… dễ bị lão hóa trong tủ lạnh nên hạn chế bảo quản trong tủ, có những loại trái cây vỏ xanh thì quá trình chín sẽ được thúc đẩy khi để trong tủ lạnh. Vì những thực phẩm này có khả năng phát ra ethylene, gây ảnh hưởng trực tiếp đến những thực phẩm khác trong tủ lạnh.