Bệnh tiêu chảy chính là một trong những căn bệnh thường xuyên xuất hiện đối với người dân Việt Nam và đây cũng là một trong số ít những bệnh bạn có thể tự điều trị tại nhà vào thời điểm đầu căn bệnh, nguyên dân chủ yếu nhất dẫn đến bệnh tiêu chảy đó chính là ăn uống thực phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, và cách điều trị tại nhà tốt nhất tại thời điểm đầu của căn bệnh đó chính là uống thuốc và bổ sung nước liên tục, vậy còn chần chừ gì nữa mà không nhanh chân theo chúng mình tìm hiểu nào
Mục Lục
Phân loại bệnh tiêu chảy
Bệnh tiêu chảy được phân chia 4 cấp độ khác nhau dựa trên các đặc điểm về thời gian mắc bệnh, cơ chế bệnh, độ nghiêm trọng của bệnh và đặc điểm của phân như: phân có nhiều nước, sủi bọt, nhầy máu hay có chất béo,… bao gồm: tiêu chảy cấp tính, mãn tính, thẩm thấu và xuất tiết
Tiêu chảy cấp tính và mãn tính
Bệnh tiêu chảy cấp tính là loại bệnh thường gặp ở trẻ em lứa tuổi mầm non:
- Và những năm đầu cấp tiểu học, tiêu chảy xuất hiện đột ngột
- Trẻ đi phân lỏng nhiều nước, số lần đi nhiều hơn 3 lần trong 24 giờ
- Thường kéo dài 1 tuần, bệnh tiêu chảy cấp tính thường có nguyên nhân do thức ăn không phù hợp
- Hoặc do nhiễm khuẩn thực phẩm
- Trong đó virus rota là tác nhân chính gây tiêu chảy nặng
- Và đe dọa đến tính mạng của trẻ dưới 2 tuổi
Tiêu chảy kéo dài hơn 2-4 tuần được coi là dai dẳng hoặc mãn tính:
- Ở một người khỏe mạnh, tiêu chảy mãn tính có thể gây phiền toái
- Hoặc trở thành một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng
- Nhưng đối với một người có hệ miễn dịch yếu
- Hoặc suy giảm miễn dịch thì tiêu chảy mãn tính có thể là nguyên nhân đe dọa đến tính mạng
Tiêu chảy thẩm thấu và xuất tiết
Tiêu chảy do giảm hấp thu dịch, chất điện giải và dinh dưỡng được coi là tiêu chảy thẩm thấu:
- Mức độ tiêu chảy từ nhẹ đến vừa
- Khối lượng phân từ 250ml đến 1 lít/ngày
- Sự không hấp thu được một chất dinh dưỡng đơn thuần như lactose
- Thường gây ra triệu chứng trướng bụng hơn là tiêu chảy
- Trừ trường hợp nặng, hiện tượng tiêu chảy thẩm thấu sẽ dừng lại
- Khi chúng ta ngừng ăn những thực phẩm đó
Là sự rối loạn về chuyển tải ion trong các tế bào biểu mô của ruột làm tăng sự bài tiết và giảm hấp thu hoặc là cả hai, đối với hiện tượng tiêu chảy này thì việc ngưng ăn không có tác dụng
Những lưu ý bù nước khi mắc bệnh tiêu chảy
Những ngày nóng nực, chúng ta cũng thường uống nhiều các loại nước giải khát dọc đường, nước đá hoặc quá trình chứa đựng, sử dụng không hợp vệ sinh… Đây đều là những điều kiện dễ dẫn đến nhiễm khuẩn gây tiêu chảy, đối với trẻ em, tiêu chảy trong một số trường hợp còn kèm theo nôn mửa sẽ làm cho bệnh nhân trụy tim mạch nhanh, dẫn đến suy thận, nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong
Rất nhiều người cho rằng đã tiêu chảy mà còn uống nhiều nước sẽ càng đi tiêu lỏng nhiều hơn, đây là quan niệm cực kỳ sai lầm và rất nguy hiểm nếu bệnh nhân là trẻ em, lý do là trong lúc tiêu chảy, cơ thể mất nước và mất điện giải cho nên điều cần thiết nhất là phải tìm cách bù nước ngay trước khi đưa đi bệnh viện
Nước để bù tốt nhất là dung dịch orezon được pha đúng liều lượng hướng dẫn, dung dịch orezon được bán rất nhiều ở các nhà thuốc, khi đang bị tiêu chảy, “ăn ít uống nhiều” là đúng nhưng không bù nước bằng việc uống nước ép trái cây và nước ngọt
Khi tiêu chảy, nhiều người chỉ ăn cơm với muối trắng, cháo muối hay cháo đường khiến cơ thể nhanh chóng suy dinh dưỡng, giảm khả năng lành bệnh và chống đỡ sự tấn công của những loại vi khuẩn khác
Tránh bù nước bằng nước ép trái cây, nước ngọt
Bệnh nhân tiêu chảy vẫn cần ăn đủ chất và năng lượng, đạm, kẽm, vitamin từ thịt, cá, trứng, đậu sẽ giúp niêm mạc ruột mau hồi phục, trẻ đang bú mẹ cần tiếp tục bú vì sữa mẹ cung cấp nước, điện giải, chất dinh dưỡng cùng những yếu tố chống bệnh; vẫn tiếp tục ăn và uống sữa bình thường, không pha loãng nhưng nên chia nhỏ bữa ăn
Thực phẩm cần tránh là những loại nhiều chất xơ (rau, củ, đậu, bắp cải, giá), trái cây có bột (lê, đào, mận…). Thực phẩm chứa nhiều đường đơn giản (nước ngọt, nước trái cây, mật ong, kẹo bánh ngọt)
Ăn sữa chua làm giảm thời gian và độ nặng của đợt tiêu chảy, do quá trình lên men đã chuyển phần lớn đường lactose (loại đường khó hấp thu) trong sữa bò sang một dạng dễ hấp thu hơn, ngoài ra, một số chủng vi khuẩn trong sữa chua có khả năng ức chế sự phát triển và gây bệnh của các vi sinh vật có hại trong đường tiêu hóa, tăng cường hoạt động của hệ thống miễn dịch
Để phòng chống bệnh tiêu chảy cấp, cần thực hiện tốt. Việc rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh; ăn chín uống sôi; không ăn rau sống, uống nước lã và các thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn. Đặc biệt là mắm tôm sống, gỏi, tiết canh, nem chua; nguồn nước ăn uống phải được giữ sạch sẽ