Tình hình dịch bệnh vẫn còn đang diễn biến phức tạp như hiện nay đã làm cho người dân rất lo lắng. Các tỉnh phía Nam đều áp dụng chỉ thị 16 của chính phủ để cùng nhau chống dịch. Chỉ thị 16 của chính phủ là yêu cầu người dân ở nhà chỉ ra đường khi cần thiết. Vì thế các hoạt động mua đồ tích trữ trở nên sôi nổi hơn bao giờ hết. Vì vậy cục quản lí thị trường đều ra chỉ thị cho các siêu thị nhà cung cấp cung cấp đủ lương thực thực phẩm cho người dân tiêu dùng. Cần Thơ cũng không là tỉnh ngoài lệ. Dưới đây chính là công tác chuẩn bị thực hiện nguồn cung hàng hóa đối đến tay người tiêu dùng mà chúng tôi cập nhập được.
Mục Lục
Nguồn cung hàng hóa tại TP Cần Thơ được bảo đảm, đáp ứng nhu cầu người dân
Sáng nay 14/8, “Tổ công tác đặc biệt về đảm bảo nguồn cung hàng hóa và hỗ trợ duy trì hoạt động sản xuất. Kinh doanh cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phía Nam . Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp” – Bộ Công Thương (Tổ công tác đặc biệt). Đã tham dự Đoàn công tác Tổ công tác đặc biệt của Chính phủ. Làm việc với Ban chỉ đạo phòng, chống Covid-19 TP.Cần Thơ.
Liên quan đến cung ứng hàng hóa, theo báo cáo của Sở Công Thương TP.Cần Thơ. Trên địa bàn hiện có 9 siêu thị, 138 cửa hàng tiện ích đang hoạt động. Cung ứng các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu cho người dân. Thời gian qua, Sở Công Thương đã phối hợp với các Sở, ngành, UBND quận, huyện tổ chức và bố trí các điểm bán hàng bình ổn. Mô hình “mang chợ ra phố”, điểm bán hàng lưu động Viettel Post, VNPT… Đến nay đã triển khai được 49 điểm bán hàng tại các xã, phường. Nhờ đó nguồn cung hàng hóa được bảo đảm, đáp ứng nhu cầu người dân.
Đưa hàng thiết yếu vào tâm dịch
Đến thời điểm này, 80 điểm cung bán hàng thiết yếu và bình ổn giá của Bưu điện TP Cần Thơ. Đã cung cấp hơn 240 tấn hàng hóa đến tay người tiêu dùng. Chỉ riêng trong 2 ngày sau khi các siêu thị và chợ tạm dừng bán hàng trực tiếp. Số lượng đơn đặt hàng qua các điểm bán hàng của Bưu điện đã tăng hơn 30%.
Dự báo được nhu cầu của người dân sẽ tăng cao trong thời điểm này. Bưu điện TP Cần Thơ đã làm việc với các nhà cung cấp lớn. Để đảm bảo nguồn hàng càng ngày càng phong phú và đa dạng. Bên cạnh đó, với ưu thế về mạng lưới trải dài trên khắp các quận huyện. Bưu điện TP cũng đảm bảo có ít nhất 2 điểm bán hàng đã được đăng kí với Sở Công Thương. Cung cấp đầy đủ các mặt hàng từ những mặt hàng khô. Như gạo, mỳ gói, nước mắm đến những mặt hàng tươi sẵn hàng ngày như rau củ quả, trứng…
Đối với mặt hàng như thịt cá, Bưu điện TP Cần Thơ đã lên kế hoạch. Tăng tuần suất đặt hàng với mục tiêu người dân. Có thể đặt các mặt hàng tươi sống như thịt gà, thịt lợn, cá… hai lần/tuần. Sau khi đặt hàng thành công, nhân viên của Bưu điện giao đến tận nơi vào 2 ngày cố định trong tuần.
Siêu thị chuyển đổi từ hình thức bán hàng trực tiếp sang hình thức nhận đơn hàng online và giao nhận
Các siêu thị, cửa hàng tiện ích trên địa bàn đã chuyển đổi từ hình thức bán hàng trực tiếp sang hình thức nhận đơn hàng online và giao nhận tại khu vực bên ngoài siêu thị, cửa hàng.
Về sản xuất công nghiệp, tổng số doanh nghiệp công nghiệp của Cần Thơ là 1.090 doanh nghiệp, trong đó có 1.018 doanh nghiệp tạm ngưng (chiếm tỷ lệ 93,39%) và chỉ có 72 doanh nghiệp đang hoạt động (chỉ chiếm tỷ lệ 6,61%). Tổng số lao động hiện có là 69.893 lao động, tuy nhiên số lao động còn làm việc là 4.684 lao động (chiếm tỷ lệ 6,7%).
Tại buổi làm việc, đại diện Tổ công tác đặc biệt đánh giá tình hình sản xuất công nghiệp tại TP.Cần Thơ đang bị đình trệ. Tỷ lệ các doanh nghiệp còn hoạt động của TP.Cần Thơ rất thấp. Tổ công tác đặc biệt đã trao đổi thông tin và đề nghị Sở Công Thương tham mưu cho UBND TP Cần Thơ chuẩn bị kế hoạch và phương án cho phép doanh nghiệp hoạt động trở lại ngay sau khi kết thúc giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-CP trên địa bàn; tham mưu cho UBND TP. Cần Thơ tiếp tục ưu tiên tiêm vắc xin cho 69.000 lao động trong khu công nghiệp và các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn để tạo điều kiện sớm khôi phục lại hoạt động sản xuất.