Nguyên nhân xuất huyết dạ dày và cách phòng ngừa

Xuất huyết dạ dày là một trung những căn bệnh thường thấy ở người Việt Nam nhất là những người làm công việc văn phòng hoặc công việc không có thời gian cố định, việc dẫn tới căn bệnh này chính là do chế độ ăn uống không điều độ cũng như ăn uống không đủ chất dinh dưỡng hoặc ăn quá ít trong một bữa ăn, và hôm nay chúng mình sẽ mang đến cho mọi người một cách để phòng ngừa bệnh xuất huyết dạ dày vô cùng hiệu quả, nhanh chân cùng chúng mình tìm hiểu ngay thôi nào

Tổng quan về xuất huyết dạ dày

Xuất huyết dạ dày là dấu hiệu cho thấy lớp niêm mạc ở dạ dày bị chảy máu, để điều trị ngăn chặn xuất huyết triệt để, đầu tiên người bệnh cần xác định đâu là nguyên nhân gây bệnh mới có thể khắc phục từ căn nguyên, bài viết tổng hợp thông tin về triệu chứng bệnh này, cũng như cách nhận biết và xử lý nhanh trong cơn nguy kịch

Xuất huyết dạ dày (chảy máu dạ dày) là tình trạng chảy máu tại vùng niêm mạc dạ dày, dạ dày ứ huyết khiến người bệnh nôn ra máu hoặc đi ngoài ra máu, tình trạng xuất huyết dạ dày không phải là bệnh mà là biến chứng cấp tính nguy hiểm của bệnh lý liên quan đến dạ dày, trong nhiều trường hợp, bệnh nhân bị xuất huyết có thể tử vong nếu không được điều trị kịp thời

Tình trạng xuất huyết có thể xuất hiện sau quá trình hình thành ổ viêm ở dạ dày, phần lớn xảy ra ở những bệnh nhân từ  40 – 70 tuổi, triệu chứng cũng xảy ra ở trẻ em hoặc trẻ sơ sinh, nhưng thường là do vi khuẩn, virus xâm nhập vào cơ thể gây ra, đối với người ở độ tuổi trung niên và cao niên, bệnh xảy ra do bệnh lý hoặc những ảnh hưởng tác động từ thói quen, sinh hoạt trong quá trình lâu dài

điều trị xuất huyết dạ dày
Điều trị cho người xuất huyết dạ dày

Nguyên nhân của bệnh xuất huyết dạ dày

Xuất huyết dạ dày là bệnh lý vô cùng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Cùng tìm hiểu nguyên nhân để có phương pháp phòng ngừa hiệu quả

Do viêm loét dạ dày hoặc lạm dụng rựu bia

Đây là nguyên nhân chính và phổ biến nhất gây xuất huyết dạ dày, nó chiếm hơn 40% các trường hợp mắc bệnh

Vết loét phát triển trên niêm mạc dạ dày và tá tràng không được điều trị lâu ngày sẽ dẫn đến chảy máu do các ổ loét, viêm gây sung huyết, ăn sâu thủng vào các mạch máu

Chất cồn trong rượu bia không chỉ ảnh hưởng tới chức năng của gan, thận mà còn trực tiếp làm bào mòn niêm mạc dạ dày dẫn đến viêm và làm tăng nguy cơ phát triển vết loét dạ dày

Uống nhiều rượu bia khiến lớp niêm mạc dạ dày tăng thẩm thấu. Và gây nên tình trạng bệnh nếu không được điều trị sớm

Do lạm dụng thuốc kháng sinh: Lạm dụng thuốc kháng sinh gây tác dụng phụ trực tiếp đối với dạ dày, các thuốc chống viêm giảm đau, chống đông máu khi sử dụng kéo dài hoặc ở một số người mẫn cảm, thuốc sẽ làm giảm sinh lớp chất nhày bảo vệ niêm mạc dạ dày và là tác nhân gây ra bệnh

Căng thẳng khiến xuất huyết dạ dày

  • Những người thường xuyên lo lắng và căng thẳng quá mức. Có tỷ lệ viêm loét dạ dày cao hơn những người bình thường:
  • Bởi căng thẳng làm suy yếu hệ miễn dịch. Và làm tăng thêm sự rối loạn của quá trình tiêu hóa
  • Do đó, cơ thể dễ bị các vi khuẩn có hại xâm nhập, đặc biệt là vi khuẩn HP
  • Căn bệnh này còn có thể do u dạ dày hay ung thư
  • Những người mắc các bệnh về máu như bệnh bạch cầu, suy tuỷ xương, bệnh máu khó đông
  • XXuất huyết giảm tiểu cầu cũng dễ bị xuất huyết dạ dày
stress
Căng thẳng gây xuất huyết dạ dày

Phòng ngừa bệnh

Để phòng ngừa bệnh xuất huyết dạ dày hiệu quả cần thực hiện tốt các nguyên tắc sau:

  • Đảm bảo ăn chín uống sôi, nên ăn những thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa;
  • Hạn chế thực phẩm cay nóng, đồ ăn nhiều dầu mỡ;
  • Tránh hút thuốc lá, uống rượu bia, nước ngọt có ga;
  • Tránh lạm dụng thuốc kháng sinh, giảm đau, chống viêm;
  • Luyện tập thể dục thể thao đều đặn để tăng cường sức đề kháng;
  • Giữ tinh thần thoải mái, tránh bị stress, căng thẳng kéo dài
  • Không nên ăn quá no hoặc để quá đói, không nên ngủ ngay sau khi ăn no;
  • Khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần. Và đến gặp bác sĩ ngay nếu có những biểu hiện bất thường ở đường tiêu hóa

Trả lời