Bánh mì là một món ăn quen thuộc của người dân Việt Nam trong cuộc sống hàng ngày. Nó bắt nguồn từ nước ngoài nhưng lại được người dân ta biến tấu thành nhiều món nhân khác nhau tạo nên món ăn đặc trưng của người Việt. Bánh mì nổi tiếng không kém cạnh phở và đã được đưa vào từ điển Oxford và ghi dấu ấn cực kì mạnh mẽ trên bản đồ ẩm thực của thế giới. Thế nên khách du lịch khi đến Việt Nam rất hứng thú với món ăn vừa đơn giản mà lại bổ rẻ này.
Mục Lục
Bánh mì xíu mại
Bánh mì xíu mại, trứng muối cuốn hút với phần thịt heo tươi. Đủ nạc lẫn mỡ hấp mềm, bên trên là lòng đỏ trứng muối béo bùi. Thành phần còn có thêm miếng thịt bò nướng dày dặn nóng hổi. Và phần bì heo giòn sần sật, thêm đồ chua và chút nước mắm cay ngọt để ổ bánh mì đậm vị. Quán nằm trên đường Hồ Xuân Hương, quận Bình Thạnh.
Bánh mì chảo
Bánh mì chảo đầy đặn với phần trứng chiên lòng đào, pate, chả lụa, jambon, xúc xích, phô mai. Và viên xíu mại mềm không bị khô là món ăn sáng nhiều năng lượng cho thực khách. Ổ bánh mì giòn xé nhỏ chấm với nước sốt đậm đà trong chảo bánh mì nóng. Ăn kèm đồ chua, ngò rí, dưa leo cắt miếng mỏng cùng các loại gia vị cay mặn theo khẩu vị tùy thích. Quán nằm trên đường Đặng Trần Côn, quận 1.
Bánh mì thịt nướng
Bánh mì thịt nướng có điểm nhấn là phần thịt heo băm nhuyễn trộn cùng nước sốt đặc biệt. Nặn thành các viên tròn dẹp nướng trên lửa than hồng cho chín vàng đều và dậy mùi thơm. Thịt heo tươi được nặn liền tay, nướng tới đâu bán tới đó nên luôn giữ được độ nóng. Thêm đồ chua, dưa leo, nước sốt, ớt băm và ít cọng ngò là đã có ổ bánh mì chất lượng cho thực khách lót dạ buổi chiều. Quán nằm trong con hẻm nhỏ trên đường Nguyễn Trãi, quận 1.
Bánh mì phá lấu
Bánh mì phá lấu là món nhẹ lót dạ cho những buổi xế chiều ở Sài Gòn. Các quán phá lẩu ở quận 4 được nhiều người lui tới thưởng thức. Phần phá lấu cuốn hút với nội tạng bò được làm sạch. Không bị hôi hay dai mà mềm và giòn sần sật. Sau khi nấu chín, nồi phá lấu được bắc trên bếp than để giữ độ nóng. Khi khách gọi, chủ quán mới lấy lá sách, khăn lông, bao tử… Cắt thành miếng nhỏ vừa ăn, chan thêm nước phá lấu thơm, béo ngậy mang cho khách. Món phá lấu không thể thiếu chén nước mắm chua ngọt để chấm lòng bò. Như linh hồn của món ăn này.
Đi dọc các con phố Sài Gòn buổi sáng khi chưa có Covid-19. Thực khách thường bắt gặp các xe bánh mì chả cá, ổ bánh mì giản dị, bình dân có giá từ 10.000 đồng đến 15.000 đồng. Chả cá tươi được nặn hình thuôn dài, chiên phồng vàng trong chảo dầu sôi. Kẹp vào bánh mì giòn, thêm đồ chua, dưa leo, ngò hoặc rau răm, tùy khẩu vị mà cho tương ớt. Nước tương hoặc muối tiêu vào trong ổ bánh. Món bánh mì nóng hổi, thơm lừng kết hợp với sợi chả dai mềm, vừa ngon, nhanh lại tiện lợi nên rất được lòng người dùng.
Bánh mì khô bò
Bánh mì khô bò lạ miệng với miếng bò khô cắt nhỏ sần sật, vị ngọt, kết hợp cùng rau răm, tương ớt cay nồng, thêm cái béo của đậu phộng tạo ra sự hấp dẫn mới lạ của ổ bánh mì. Quán còn bán riêng khô bò cho thực khách có nhu cầu, món ăn nổi tiếng hơn 20 năm ở khu chợ Đa Kao, quận 1.
Bánh mì heo quay cũng là lựa chọn cho buổi sáng vừa nhanh, tiện lợi, đầy đủ dinh dưỡng. Thịt quay miếng có vỏ giòn rụm, phần nạc mềm. Xen lẫn mỡ được tẩm ướp đậm vị lại thơm lừng. Bánh mì giòn bên ngoài, trong là thịt heo béo, đậm đà hòa quyện vị tươi mát của dưa leo, ngò. Cay cay của khoanh ớt đỏ, nước sốt mằn mặn làm vực dậy vị giác buổi sáng của bất kỳ thực khách nào.
Bánh mì sốt cá nục
Bánh mì sốt cá nục hút thực khách với phần thịt cá thơm mềm, được nấu rục xương, vị đậm đà. Cá nục chọn con tươi, làm sạch rồi hầm nhiều giờ với nước dừa. Nêm nếm theo công thức riêng. Cá chín được để trên nồi than giữ ấm, không bị tanh. Khách gọi món, chủ quán mới lấy cá, tán thịt đều khắp ổ bánh. Cho thêm dưa chua, dưa leo, nước sốt cá và nước mắm ớt cay. Món bánh mì lạ miệng giúp thực khách đổi vị đỡ ngán giữa muôn kiểu bánh mì ở Sài Gòn.
Sự nổi tiếng của bánh mì
Không chỉ đơn giản là bánh mì thịt với rau dưa hành ngò. Người Sài Gòn đã có thêm rất nhiều biến tấu về nhân cho bánh mì. Hương vị đặc trưng của bánh mì Sài Gòn. Có lẽ chính là hương vị của sự cởi mở như sự đa dạng của nhân bánh. Nhiệt tình như lớp vỏ xốp giòn và đủ loại xốt chan ướt đẫm mà không ngại bánh sẽ kém ngon đi. Nhưng không chỉ bánh mì trong tiệm mới đáng nếm. Mà ngay cả những quầy bánh mì ven đường. Hay những gánh rong ở Sài Gòn cũng có thể làm ra thứ bánh mì ngon nức nở.
Cũng ngạo nghễ được ghi danh trong từ điển. Cũng nổi tiếng chẳng kém phở nhưng con đường nổi tiếng của bánh mì có lẽ là một đường xoắn ốc. Đó là hành trình một món “ngoại lai” được người Việt sáng tạo lại. Theo những cách độc đáo ngay tại Việt Nam. Để rồi sau đó nó lại theo chân người Việt đi khắp thế giới. Và trở thành một trong những biểu tượng của ẩm thực đường phố Việt Nam trong mắt bạn bè thế giới.
Những lần bánh mì Việt được vinh danh, quảng bá bởi các chuyên gia ẩm thực và truyền thông quốc tế lớn. Như The Guardian, BBC, đầu bếp Anthony Bourdain… ngợi ca cũng chẳng hiếm. Rút cục thì, là sự phối ngẫu hoàn hảo giữa ẩm thực phương Tây và tinh túy của ẩm thực Việt. Bánh mì rất gần với văn hóa sandwich phóng khoáng của phương Tây. Nhưng lại rất đỗi cầu kỳ, tinh tế và bí ẩn Á Đông. Nên vẫn nổi tiếng theo một cách riêng biệt.