Bệnh sỏi mật có thể nói chính là một trong những căn bệnh không còn quá xa lạ đối với người dân Việt Nam đúng không nào, tuy vậy có một điều về sỏi mật mà nhiều người kể cả những người mắc sỏi mật có thể vẫn chưa biết đến được đó chính là căn bệnh này có thể biến chứng và chuyển biến nặng hơn nữa, cung vì điều đó mà hôm nay chúng mình sẽ chia sẽ cũng như hướng dẫn mọi người làm như thế nào để có thể hạn chế khiến sỏi mật biến chứng đối với những người măc bệnh sỏi mật
Mục Lục
Nguyên nhân dẫn đến bệnh sỏi mật
Nguyên nhân gây sỏi mật có thể bao gồm:
- Nhịn ăn: Túi mật của bạn có thể không tiết như bình thường
- Giảm cân nhanh: Gan của bạn tạo thêm cholesterol, có thể dẫn tới sỏi mật
- Cholesterol cao
- Béo phì: Đây là một trong những yếu tố nguy cơ lớn nhất. Béo phì có thể làm tăng mức cholesterol và khó khăn trong làm rỗng túi mật
- Bạn uống thuốc tránh thai , liệu pháp thay thế hormone cho các triệu chứng mãn kinh. Hoặc đang mang thai, nó có thể làm tăng cholesterol và làm tăng nguy cơ ứ mật ở túi mật
- Bệnh mãn tính: ví dụ như bệnh tiểu đường những người này. Có lượng chất béo trung tính cao hơn-nguy cơ sỏi mật cao
- Mang thai
- Nhiều lần mang thai
- Các vấn đề về máu tan máu (bệnh về máu dẫn đến thiếu máu)
- Di truyền học
Lưu ý khi điều trị bệnh sỏi mật
- Tuy nhiên, chỉ có 20-30% phát triển thành các triệu chứng
- Nếu không kịp thời điều trị, sỏi mật có nguy cơ phát triển thành các biến chứng nguy hiểm
- Sỏi mật là loại sỏi được hình thành trong túi mật hoặc đường mật
Gây ra các triệu chứng cho bệnh nhân như:
- Những cơn đau nhiều và liên tục kéo dài từ 30 phút đến vài giờ
- Cơn đau thường xảy ra ở vùng bụng phải hoặc thượng vị
- Bệnh thường đau nhiều sau khi ăn hoặc về đêm khiến bệnh nhân khó ngủ
Sỏi mật sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm nếu bệnh kéo dài như:
- Viêm túi mật, tắc nghẽn đường mật, ung thư túi mật
- Do vậy, phát hiện và điều trị sớm rất quan trọng với người bệnh
Viêm túi mật cấp
Biến chứng thường gặp nhất của sỏi mật là viêm túi mật cấp, khi sỏi mật chặn ống dẫn mật từ túi mật, nó có thể gây viêm và nhiễm trùng trong túi mật, đây là một trường hợp cấp cứu y tế, nguy cơ phát triển viêm túi mật cấp từ sỏi mật là 1-3%, người bệnh sẽ có biểu hiện: Đau dữ dội ở bụng trên hoặc giữa lưng phải; Sốt; Ớn lạnh; Mất ngon miệng; Buồn nôn và ói mửa
Thông thường viêm túi mật cấp có thể gây nên nhiều biến chứng như tắc nghẽn đường dẫn mật, ứ nước túi mật và nhiều biến chứng nghiêm trọng khác như viêm mủ túi mật (ổ mủ trong túi mật), thủng túi mật khiến cho vi khuẩn tràn ra ổ bụng dẫn đến viêm phúc mạc, thậm chí người bệnh có thể tử vong nếu không điều trị kịp thời
Trường hợp nhẹ hơn, viêm túi mật cấp có thể chuyển thành viêm túi mật mạn tính, với các triệu chứng thường tái phát nhiều lần như: đau âm ỉ và ấn vào thấy đau vùng hạ sườn phải, đôi khi có thể đau xuyên vai; bụng đầy trướng, ợ hơi, chán ăn, mệt mỏi, hơn nữa, viêm túi mật mạn tính nếu không điều trị dứt điểm có thể làm tăng nguy cơ ung thư túi mật, dù tỷ lệ này khá hiếm
Điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp vơi bệnh sỏi mật
Chế độ ăn uống, sinh hoạt không hợp lý, như ăn quá nhiều cholesterol, người béo phì, lười vận động, tăng nguy cơ nhiễm trùng đường mật, viêm túi mật, bởi vậy, ăn uống đúng cách sẽ giúp phòng bệnh hiệu quả, cải thiện tình trạng bệnh, người bị sỏi mật cần thực hiện theo chỉ định của bác sĩ cũng như có chế độ sinh hoạt hợp lý như: Ăn nhiều các thực phẩm giàu chất xơ giúp kích thích tiêu hóa, đẩy nhanh quá trình trao đổi chất và đào thải cholesterol, bổ sung đủ vitamin, đặc biệt là vitamin A từ các loại hoa quả như táo, bưởi, dưa hấu, uống nhiều nước giúp cơ thể đào thải chất độc trong cơ thể, thường xuyên vận động và sinh hoạt điều độ hợp lý
Cần hạn chế: Ăn nhiều thực phẩm dễ tạo sỏi, nhiều canxi như: trứng, sữa, thực phẩm nhiều đạm và dầu mỡ làm tăng cholesterol, không nên sử dụng các loại gia vị gây kích ứng đường tiêu hóa như chua cay, mặn, trong trường hợp bị viêm túi mật mạn tính cần chú ý ăn ít chất béo, nên ăn các loại thịt trắng, thịt nạc; tránh đồ ăn chiên rán, đồ ăn sẵn hoặc thức ăn nhanh gây khó tiêu