Dịch Covid-19 đã làm cho cả thế giới phải lao đao, ảnh hưởng tiêu cực tới mọi mặt đời sống. Ở Việt Nam, diễn biến phức tạp của dịch bệnh đã tác động nặng nề tới nhiều ngành nghề. Việc giãn cách xã hội kéo dài ở nhiều thành phố đang đẩy thị trường bất động sản rơi vào tình thế khó khăn. Trước tình trạng đó, đồng loạt một số doanh nghiệp cũng như hiệp hội đã đưa ra đề xuất. Nhằm tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các doanh nghiệp và thị trường bất động sản nói chung.
Mục Lục
Thị trường bất động sản lao đao vì dịch bệnh
Để phòng chống dịch COVID-19. Một loạt thành phố lớn như Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đang trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội theo nguyên tắc Chỉ thị 16. Các công trình xây dựng, dự án bất động sản cũng phải tạm dừng thi công. Điều này sẽ ảnh hưởng tới tiến độ bàn giao nhà cho khách hàng theo cam kết hợp đồng. Chưa kể, nhiều người mua nhà phải “lao đao” vì thu nhập giảm, nhưng vẫn phải trả lãi vay ngân hàng.
Theo Bộ Xây dựng, trong quý 2, cả nước chỉ có 69 dự án nhà ở thương mại được cấp phép. Chỉ bằng 21% so với cùng kỳ năm 2020.
Dự báo, do giãn cách xã hội, các công trình ngừng thi công. Nhiều dự án bất động sản sẽ không thể bàn giao nhà đúng tiến độ. Điều này có thể dẫn tới thiếu hụt nguồn cung và tranh chấp hợp đồng.
Ảnh hưởng từ làn sóng dịch COVID-19, thị trường bán lẻ tại TP Hồ Chí Minh gặp nhiều khó khăn khi các trung tâm thương mại mại lớn hay nhà phố buộc phải đóng cửa. Điều này không chỉ người đi thuê mà cả người cho thuê cũng bị tác động. Để thu hút khách các chủ cho thuê buộc phải giảm giá. Thông tin vừa được Colliers Việt Nam công bố về thị trường bất động sản trong quý 2/2021.
Đối với phân khúc nhà phố, do tiềm lực của khách thuê không mạnh so với trung tâm thương mại nên mức giá thuê mặt bằng nhà phố giảm mạnh hơn, từ 20 – 50% so với giá trước đây.
Đề xuất gỡ khó cho thị trường bất động sản
Trước thực trạng này, Hiệp hội các Nhà thầu Việt Nam đã kiến nghị Bộ Xây dựng. Có hướng dẫn việc áp dụng quy định về điều kiện bất khả kháng đối với các hợp đồng giao nhận thầu thực hiện. Trong thời điểm giãn cách xã hội theo nguyên tắc Chỉ thị 16.
Ngoài ra, cũng giống như các ngành sản xuất khác. Các nhà thầu mong muốn được phân loại các công trình nào được phép thi công.
Hiện nay, trong thời điểm giãn cách, tại một số công trình, công nhân ăn ở tại chỗ. Bởi vậy các doanh nghiệp phải tăng thêm rất nhiều chi phí.
Đầu tuần qua, Hiệp hội Bất động sản TP Hồ Chí Minh đã đề nghị Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng thương mại xem xét. Hỗ trợ các doanh nghiệp và người mua nhà.
“Hiệp hội đề nghị các ngân hàng thương mại xem xét giảm lãi vay khoảng 2%/năm đối với các khoản vay cũ và mới. Để hỗ trợ cho cộng đồng doanh nghiệp”. Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP Hồ Chí Minh Lê Hoàng Châu cho biết.
Nhiều doanh nghiệp mong muốn, trong thời điểm giãn cách. Họ sẽ tập trung nguồn lực để thực hiện các thủ tục pháp lý cho các dự án mới, khi việc bán hàng trực tiếp bị ngưng trệ. Tuy nhiên, để thực hiện trôi chảy, vẫn cần sự hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn về thủ tục từ phía các cơ quan chức năng.