Chủ căn hộ khách sạn mòn mỏi chờ được cấp sổ đỏ

Theo thống kê, cả nước hiện có 82.900 căn hộ khách sạn (condotel). Trong đó hạn sử dụng đất là 50-70 năm nhưng hơn thập kỷ qua, người mua tới giờ vẫn chưa được cấp sổ đỏ. Những vướng mắc trong việc cấp sổ đỏ cho các dự án căn hộ khách sạn. Cũng như thiếu một khung pháp lý điều chỉnh thống nhất. Những điều này đã làm nảy sinh không ít những bất cập. Các dự án căn hộ khách sạn tập trung chủ yếu tại các địa phương có thế mạnh du lịch về du lịch biển. Như Bà Rịa – Vũng Tàu, Đà Nẵng, Bình Thuận, Kiên Giang…

Những bất cập phát sinh

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản gửi 6 Bộ và UBND tỉnh Khánh Hòa. Về việc giải quyết kiến nghị liên quan đến cấp giấy chứng nhận. Cho người mua căn hộ khách sạn, biệt thự du lịch. Đây không phải lần đầu tiên việc xem xét cấp sổ đỏ cho loại hình bất động sản này được đưa ra. Nhưng liệu lần này vấn đề có thực sự được giải quyết là điều thị trường đang rất chờ đợi. Bởi những vướng mắc trong cấp sổ đỏ. Cũng như thiếu một khung pháp lý điều chỉnh thống nhất cho các dự án căn hộ khách sạn, biệt thự du lịch… Đã làm phát sinh không ít bất cập trong nhiều năm qua.

Những bất cập phát sinh
Đã nảy sinh nhiều bất cập khi việc cấp sổ đỏ căn hộ khách sạn bị chậm.

Chị Quỳnh (Long Biên, Hà Nội) đã mua căn khách sạn tại Phú Quốc từ cách đây 4 năm. Nhưng đến nay căn hộ của chị vẫn chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất. Điều này đang gây ra nhiều bất lợi cho người mua như chị. Bởi ngoài việc khó khăn khi muốn chuyển nhượng thì khi cần một khoản tài chính. Việc cầm cố thế chấp ngân hàng là không thể.

“Nếu chủ đầu tư cấp sổ đỏ cho người mua nhà sẽ có lợi cho rất nhiều bên như nhà nước thu được thuế. Chủ đầu tư bán được thêm sản phẩm, người mua yên tâm về mặt pháp lý. Còn chủ đầu tư không cấp sổ đỏ, không bên nào có lợi bởi nguồn vốn xã hội không đổ vào xây dựng hạ tầng du lịch. Đây là bất động sản du lịch chứ không phải bất động sản chết. Nếu có sổ đỏ chúng tôi sẽ tiếp tục dành nguồn vốn đầu tư vào sản phẩm tiếp theo của chủ đầu tư”. Chị Quỳnh cho hay.

Những tranh chấp chưa đi đến hồi kết

Nếu loại trừ yếu tố bất lợi chỉ mang tính thời điểm do dịch bệnh COVID-19. Căn hộ khách sạn hay các bất động sản du lịch kiểu mới sẽ có vai trò quan trọng trong phát triển du lịch.. Động viên được nguồn vốn xã hội làm du lịch. Dựa trên tạo hiệu suất cao trong sử dụng bất động sản của kinh tế chia sẻ.

Tuy nhiên, việc người mua ngần ngại. Vì các vướng mắc trong cấp sổ đỏ sẽ gây tắc nguồn vốn nay. Hệ quả các doanh nghiệp khó huy động vốn. Để phát triển phân khúc được đánh giá có lực cầu lớn và nhiều tiềm năng.

Việc thiếu cơ sở pháp lý. Đã dẫn đến việc các địa phương tự quyết định cấp hay không cấp sổ đỏ cho dự án condotel như vừa qua. Điều này gây bất bình đẳng cho các người mua. Cùng khoản đầu tư như nhau nhưng người chịu rủi ro, người lại không. Ngoài ra còn là nhiều vấn đề liên quan đến công tác quản lý của nhà nước.

Căn hộ khách sạn chờ cấp sổ
Những tranh chấp chưa đi đến hồi kết.

Sự vỡ trận của một số dự án căn hộ khách sạn thời gian qua là đổ vỡ của hợp đồng dân sự giữa chủ đầu tư với khách hàng. Đến nay khi thiếu khung pháp lý chặt chẽ, những tranh chấp này vẫn chưa đến đi hồi kết. Do vâỵ rất cần bàn tay quản lý đúng chỗ, kịp thời, quyết liệt từ cơ quan quản lý để đảm bảo quyền lợi của các bên và sự phát triển ổn định của thị trường.

Cần có giải pháp trước tác động của đại dịch

Hiệp hội Bất động sản TP HCM (HoREA) vừa có công văn trình Chính phủ và các bộ ngành. Đề xuất giải pháp gỡ việc treo sổ hồng cho hàng chục nghìn căn hộ condotel. Trong bối cảnh thị trường nghỉ dưỡng vừa trải qua năm 2020 đầy khó khăn do tác động nặng nề của đại dịch Covid-19.

Báo cáo của HoREA cho biết, hiện nay cả nước có khoảng 82.900 căn hộ du lịch (condotel). Phần lớn nằm trong tòa nhà cao tầng thuộc các khu du lịch nghỉ dưỡng, sử dụng quỹ đất là đất thương mại, dịch vụ. Có thời hạn sử dụng đất tối đa 50 năm, trường hợp đặc biệt tối đa không quá 70 năm. Các dự án condotel tập trung chủ yếu tại các địa phương có thế mạnh du lịch. Như Bà Rịa – Vũng Tàu, Đà Nẵng, Thanh Hóa, Bình Định, Khánh Hòa, Bình Thuận, Kiên Giang… Với tổng nguồn vốn đầu tư ước khoảng 100.000 tỷ đồng.

Trả lời