Sinh ra với một cơ thể lành lặng không khiếm khuyết là may mắn mà tạo hóa đã ban tặng. Thế nhưng, niềm vui chẳng tày gang, nỗi đau lại ấp đến với mảnh đời của một cô bé. Cú vấp ngã đầu đời đã khiến cô gái nhỏ làm bạn với đôi nạng gỗ suốt 15 năm qua. Thay vì từ bỏ, buông thả cuộc đời mình, cô gái yếu đuối bỗng trở nên rất đổi kiên cường. Vượt qua nghịch cảnh, cô gái ấy biến nỗi đau thành nghị lực để chạm đến cánh cửa đại học. Hãy cùng doritoi.com tìm hiểu mảnh đời đầy sóng gió của cô gái trẻ này nhé.
Mục Lục
Cô gái nhỏ đồng hành với đôi nạng gỗ
Chuyện cô gái nhỏ bé này đã làm bạn với cây nạng gỗ 15 năm, đây là khoảng thời gian không hề ngắn. Từ lâu nay, khoa Mỹ thuật trường ĐH Tôn Đức Thắng đã thân quen với dáng hình một nữ sinh nhỏ nhắn, xinh xắn hàng ngày lên giảng đường bằng đôi nạng gỗ. Hình ảnh đó đã tiếp thêm động lực cho nhiều bạn trẻ khác.
Câu chuyện truyền cảm hứng
Cuộc sống không phải lúc nào cũng trải đầy hoa hồng mà xen vào đó là những khó khăn, vấp ngã. Điều đó giúp chúng ta đứng dậy một cách mạnh mẽ và đầy nhiệt huyết hơn. Tuy nhiên, không phải ai cũng may mắn có được cơ thể trọn vẹn, đủ đầy như nhiều người bình thường khác.
Và câu chuyện về cô bạn đến trường trên đôi nạng gỗ đã nhận được sự quan tâm của mọi người cũng như truyền nguồn cảm hứng tích cực cho cộng đồng xung quanh. Nhân vật chính là cô bạn có tên Nguyễn Thị Cẩm Nhung (18 tuổi) sinh ra và lớn lên ở huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre.
Cú trượt chân thời thơ ấu
Nhung hiện đang là sinh viên năm nhất khoa Mỹ thuật Công nghiệp, trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM). Lúc 5 tuổi, nữ sinh không may bị trượt chân khi đang nô đùa làm phần xương bên chân phải bị gãy. Được ba đưa đi chữa trị khắp nơi, thậm chí để có tiền ba của Nhung còn phải vay mượn từ bà con, bạn bè nhưng cuối cùng bác sĩ kết luận chân ngày càng sưng to, xuất hiện khối u lớn. Biện pháp cuối cùng là phải tháo khớp bỏ luôn chân phải mới có thể cứu được tính mạng.
Mọi thứ dần ổn định
Sau khi vết thương được điều trị lành lặn, cuộc sống của cô bạn đã thay đổi hoàn toàn. Nhung phải làm bạn với đôi nạng gỗ, không được chạy nhảy cùng bạn bè như trước nữa. Đến lớp hay di chuyển cũng vô cùng khó khăn với “đôi chân” mới của mình. Nhưng lâu dần, cô bạn làm quen được và mọi thứ đã trở nên dễ dàng hơn.
May mắn đã mỉm cười với cô gái nhỏ
Cuối năm THCS, mẹ Nhung có ý định cho con gái nghỉ học. Để một phần là cho em được nghỉ ngơi, phần là để tìm việc làm phụ giúp gia đình. May mắn, giáo viên chủ nhiệm năm lớp 9 biết trường hợp khó khăn của Nhung. Cô bé được đặc cách cho trúng tuyển lên cấp 3. Nên mẹ Nhung đã âm thầm làm hồ sơ nhập học cho cô bạn. Nhung được đăng ký vào trường THPT Đoàn Thị Điểm, huyện Thạnh Phú (Bến Tre).
Một lần nửa được gia đình khuyên nghỉ học
Gần hết cấp 3, gia đình một lần nữa khuyên nữ sinh ở nhà thay vì học đại học ở nơi xa. “Học để làm gì? Một mình có lo được không? Đi học thế nào, lên xe bus ra sao? Học rồi có chắc sẽ tìm được việc không?” là những câu hỏi mà người thân đặt ra với Nhung trong giai đoạn quan trọng đó. Nhưng rồi, cô bạn quyết tâm đi học vì muốn tự lập, muốn tự lo cho cuộc sống sau này.
Vẽ là sở thích thuở nhỏ của cô
Từ thuở nhỏ, Nhung đã thích vẽ, các bức tranh có sức hút kỳ lạ với cô bạn. Lại thêm muốn có việc không yêu cầu đi lại nhiều sau này, nữ sinh quyết định chọn học ngành Mỹ thuật công nghiệp của trường ĐH Tôn Đức Thắng. Khi lên Sài Gòn, Nhung một mình xoay xở cuộc sống thời sinh viên. Ở ký túc xá, hàng ngày cô gái nhỏ nhắn tự lên giảng đường bằng đôi nạng gỗ.
Những nỗi đau phai dần theo thời gian
Theo học tại trường, Cẩm Nhung dần quen nhiều bạn bè, thầy cô và được mọi người giúp đỡ. Cô bạn cho biết mặc dù bị tật, di chuyển khó khăn nhưng bản thân có thể đi bất kỳ nơi đâu ở trường. Những tầng lầu dần dần trở nên dễ thở hơn với đôi chân nhỏ của Nhung. Sự quật cường trong cuộc sống, Nhung đã biến những nỗi đau của mình trở nên nhiều màu sắc.
Dù khó khăn vẫn luôn sống tích cực
Dù khó khăn nhưng cô gái này vẫn luôn sống tích cực, lạc quan và mong muốn trải nghiệm những thứ mới mẻ trong cuộc sống. Dù đi chậm hơn mọi người, Cẩm Nhung vẫn sẽ không lùi bước trước khó khăn để có tương lai tốt hơn. Chính nghị lực phi thường đó đã truyền thêm sức mạnh, nguồn động lực vô tận cho bạn bè cùng trang lứa khác.