Trong thời gian đối mặt với việc giãn cách xã hội để phòng chống dịch Covid 19, vấn đề lương thực và hàng hoá là yếu tố quan trọng. TP Hồ Chí Minh đang căng mình trước nhiều vấn đề cả về y tế lẫn hàng hóa khi tâm lý người dân vẫn còn lo sợ. Để giảm bớt phần nào áp lực mùa dịch, các nguồn cung ứng thực phẩm từ các tỉnh thành lân cận liên tục được huy động về thành phố. Điều này đã giúp ích thiết thực trong tình hình hiện tại nhưng vẫn còn nhiều bất cập khó khăn khi triển khai. Cùng nhìn nhận thực tế vấn đề này để thấy rõ hơn tình hình hàng hoá lương thực của TP Hồ Chí Minh lúc này.
Mục Lục
Nguồn hàng hóa cho TP Hồ Chí Minh rất dồi dào
Nguồn hàng hóa các địa phương có khả năng cung ứng cho TP Hồ Chí Minh rất dồi dào. Tuy nhiên tại nhiều khu vực ở thành phố, người dân vẫn khó mua lương thực, thực phẩm, hàng thiết yếu. Ông Nguyễn Nguyên Phương, Phó Giám đốc Sở Công Thương TP Hồ Chí Minh cho biết như vậy. Tại buổi họp báo cung cấp thông tin tuyên truyền phòng chống Covid-19 trên địa bàn TP Hồ Chí Minh sáng 3-8.
Theo ông Phương, thời gian gần đây, nhiều mặt hàng nông sản của các tỉnh, thành vào vụ thu hoạch. Do đó, Sở Công Thương TP Hồ Chí Minh liên tục nhận được thông tin của các đầu mối cung ứng nhiều mặt hàng. Các địa phương cũng chủ động đưa hàng hóa về TP Hồ Chí Minh. Để cung ứng cho người dân thành phố. Vì vậy, nguồn hàng hóa các địa phương cung ứng cho thị trường TP Hồ Chí Minh rất dồi dào.
Việc triển khai cho người dân mua hàng còn khó khăn
Tuy nhiên, việc triển khai cho người dân mua hàng thiết yếu, thực phẩm bằng phiếu ở TP Hồ Chí Minh lại đang gặp khó khăn. Do hệ thống phân phối truyền thống gần như ngừng hoạt động. Người dân tập trung vào kênh mua sắm hiện đại. Đặc biệt những nơi có cửa hàng nhỏ lẻ, không có kho mua sắm. Nhưng khi phát phiếu địa phương chưa phối hợp chặt chẽ với hệ thống phân phối. Để cân đối nguồn hàng, năng lực cung ứng của điểm bán với nhu cầu mua sắm… Dẫn tới một số người dân đến nơi mua sắm thì không còn hàng.
“Hiện Sở Công Thương đang phối hợp cùng các quận, huyện, TP Thủ Đức triển khai các giải pháp khắc phục. Nhưng quan trọng nhất cần có sự nỗ lực của chính quyền địa phương. Trong việc theo dõi, nắm bắt tình hình và thông tin kịp thời đến sở. Để có giải pháp hỗ trợ ngay lập tức cho người dân. Kịp thời điều chỉnh, bổ sung cho nguồn hàng đến những nơi đang thiếu” – ông Phương thông tin.
Về giải pháp, Sở Công Thương đang phối hợp cùng các quận, huyện, TP Thủ Đức. Rà soát, mở lại các điểm bán lương thực thực phẩm tại chợ truyền thống. Đẩy mạnh hoạt đông bán hàng online, cập nhật hoạt động bán hàng online. Các địa chỉ bán hàng online để thông tin cho người dân.
Tình hình thực tế cung ứng thực phẩm
“So với cuối tuần trước, đến nay thành phố đã có thêm 2 chợ mở cửa bán thực phẩm tươi sống. Nâng tổng số chợ đang hoạt động lên con số 29. Ở kênh phân phối hiện đại, chỉ còn 7 siêu thị đang đóng cửa. Số cửa hàng tiện lợi ngừng hoạt động cũng giảm 10, còn 127 cửa hàng. Đặc biệt. Sở Công Thương đã thống nhất cho chuỗi 87 cửa hàng thuộc chuỗi GS25. Tổ chức các mặt hàng thực phẩm tươi sống theo hình thức tự chọn và combo. Để bổ sung thêm địa chỉ mua sắm cho bà con” – ông Phương thông tin.
Cũng trong ngày 3-8, có 41 điểm bán hàng lưu động với 71 đầu xe. Được triển khai theo yêu cầu của các địa phương. Sở Công Thương đang có kế hoạch phối hợp cùng Hội Phụ nữ thành phố tổ chức thêm các điểm bán thực phẩm thiết yếu. Tổ chức mô hình “đi chợ thay” cho người dân các khu vực cách ly, phong toả.
Tại họp báo trực tuyến của Tổ công tác Bộ NN&PTNT tổ chức hôm 26/7. Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam cho biết. Tình hình cung ứng lương thực cho TP Hồ Chí Minh đang dần ổn định hơn. “Đến nay, đã có 388 đầu mối tiêu thụ nông sản đăng ký. Để cung ứng lương thực cho TP Hồ Chí Minh. Hiện, tổ công tác không chỉ đẩy mạnh kết nối tiêu thụ. Mà còn nỗ lực kết hợp với các tổ công tác của bộ ngành khác tháo gỡ khó khăn cho nhiều doanh nghiệp. Trong quá trình vận chuyển, lưu thông nông sản. Do vướng các chốt kiểm soát dịch bệnh COVID-19” .