Trong cuộc sống hiện đại việc đi shopping không còn xa lạ với chúng ta, nhiều siêu thị được xây dựng ở mọi nơi, lớn có, nhỏ có. Nhưng bạn có từng nghe qua “ siêu thị mini 0 đồng” tức là khi đi siêu thị này có thể lấy những vật phẩm bên trong nhưng không cần thanh toán, có chăng thanh toán bằng những lời cảm ơn, những giọt nước mắt xúc động. Vì người mua hàng là những lao động nghèo, bị mất việc do dịch Covid-19 bùng phát. “Siêu thị mini 0 đồng” không chỉ phục vụ cho người lao động nghèo, người khuyết tật, người khó khăn, yếu thế mà còn hoạt động với hình thức online để có thể giúp đỡ các bạn sinh viên nghèo hiện đang mắc kẹt tại các khu ký túc xá.
Nhận thấy với mô hình shopping mới lạ này có thể giúp cho bà con đỡ nỗi lo “ được bữa nay, lo bữa mai”, PNJ đơn vị khởi xướng, tổ chức cùng các ban nghành, đơn vị khác phối hợp mong muốn và quyết định mở rộng “siêu thị mini 0 đồng” ở nhiều địa bàn hơn.
Mục Lục
Thắp lên hy vọng cho gia đình nghèo với “siêu thị mini 0 đồng” ofline, online
Nhiều lao động mất việc làm, gia đình nghèo có đời sống khó khăn cho biết có thêm hy vọng giữa đại dịch. Khi có cơ hội mua sắm nhu yếu phẩm giá 0 đồng. Suốt mấy tháng dịch, gia đình chị Hà Thị Bích (quận 8, TP HCM) sống tằn tiện, bộn bề lo toan. Khi công việc ảnh hưởng, không đủ thực phẩm. Chị thắp lên hy vọng khi nhận được tấm vé mua sắm ở “Siêu thị mini 0 đồng”. Chiều mưa giữa tuần, chị đạp xe đến trường tiểu học trên địa bàn phường theo thời gian đã định. Để mua nhu yếu phẩm. Thấy chị thấp thỏm, lo lắng trong lúc chờ đến lượt, nam tình nguyện viên trấn an chị và bà con hàng hóa vẫn còn nhiều. “Tôi không sợ hết. Do lần đầu được đi siêu thị 0 đồng nên có chút hồi hộp”, người phụ nữ giãi bày.
Hàng nghìn người dân có chung tâm trạng như chị Bích. Mỗi khi đến “Siêu thị mini 0 đồng” – mô hình được tổ chức khắp thành phố thời gian qua. Nhằm hỗ trợ người lao động nghèo thời dịch. Xoa dịu phần nào nỗi lo “được bữa nay, lo bữa mai”. Nhiều bà con bày tỏ siêu thị với họ là điều gì đó rất xa xỉ, đặc biệt là lúc dịch bệnh hoành hành, ngay cả người khá giả cũng dần thấy “ngấm đòn”.
Hình thức shopping mới lạ, linh hoạt, không thua kém mô hình bán lẻ chuyên nghiệp.
Những ngày qua, anh Trần Văn Toàn cũng tất bật với vai trò quản lý siêu thị mini ở điểm tiểu học Âu Dương Lân, quận 8. Anh và đồng nghiệp liên tục hỗ trợ. Hướng dẫn bà con rửa tay sát khuẩn, đeo găng tay và chọn đồ cần thiết cho gia đình. Anh cho hay dù chi phí mua sắm 0 đồng, Nhưng nơi đây luôn phong phú nhu yếu phẩm, từ gạo, nước mắm, rau củ, thịt hộp. Đến các dòng khử khuẩn, bảo vệ sức khỏe. “Siêu thị hoạt động theo mô hình an toàn khép kín. Từ khi khách hàng bước vào khu vực tổ chức gian hàng. Đến khi rời đi, tránh lây lan dịch bệnh”, anh Toàn nói.
Mô hình này hiện mở rộng thêm hình thức online. Nhằm phục vụ các “khách hàng đặc biệt”. Những sinh viên đang mắc kẹt tại các ký túc xá trên địa bàn thành phố. Đến nay, hơn 5.500 sinh viên tại 34 ký túc xá thuộc hơn 70 đại học trên địa bàn TP HCM. Nhận được hàng đúng hẹn, gồm loạt sản phẩm họ đã chọn lựa, chốt đơn trên hệ thống. Song song đó, người dân khu phong tỏa. Phòng trọ cùng được “Siêu thị mini 0 đồng lưu động” kịp thời hỗ trợ hàng chục nghìn món hàng. Đa số người dân cho rằng hình thức shopping mới lạ, linh hoạt. Không thua kém mô hình bán lẻ chuyên nghiệp.
Mô hình shopping 0 đồng cần được mở rộng nhiều hơn
Trước nguy cơ lây nhiễm mạnh của biến chủng Delta, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách như giảm tiền điện, nước, phí viễn thông, giảm lãi vay và hỗ trợ tiền mặt… Nhằm đảm bảo người dân có đủ thực phẩm, nhất là hộ khó khăn. Bên cạnh đó, nhiều cá nhân, tập thể đã vận động nguồn hàng cứu trợ. Để vận chuyển đến các nơi. Tuy nhiên, do giãn cách kéo dài và khó khăn ở khâu cung ứng. Các gia đình lâm vào tình trạng suy kiệt vẫn tăng cao.
Tình thế trên đòi hỏi một mô hình cung ứng được tổ chức bài bản, minh bạch. Đảm bảo yếu tố thời gian. Đồng thời, đơn vị quản trị phải uy tín. Có năng lực vận hành, duy trì và không ngừng mở rộng mạng lưới. Để góp phần quan trọng vào công tác phòng chống đại dịch trường kỳ. Do đó, mô hình “Siêu thị mini 0 đồng” không chỉ được chính quyền ủng hộ. Mà còn nhận tài trợ từ các doanh nghiệp, mạnh thường quân. Như giáo Hội Công giáo, Nutifood, Kido Group, Faslink, Sunstory Pepsico, Tân Hiệp Phát, Đại Học Fulbright, Dragon Capital, Vina Capital Foundation, Viet Capital Bank…
Tổ chức theo trật tự nhưng vẫn phải kịp thời gian
PNJ – đơn vị khởi xướng và trực tiếp tổ chức, vận hành “Siêu thị mini 0 đồng” – không ngừng mở rộng mạng lưới này, không chỉ trên địa bàn TP HCM. Mà còn ở Hà Nội, Đà Nẵng, Bình Dương, Cần Thơ, An Giang và Đắk Lắk… “Tổ chức quy củ nhưng phải chạy đua với thời gian. Để kịp thời hỗ trợ bà con là điều không dễ dàng, nhất là trong hoàn cảnh như hiện nay. Tuy nhiên, chúng tôi luôn kiên định bám mục tiêu, tổ chức hoạt động một cách linh hoạt. Hỗ trợ nhiều hộ nhất có thể”, ông Huỳnh Văn Tẩn, Giám đốc Truyền thông – Đối ngoại PNJ, cho biết.
Theo đại diện PNJ, mọi khoản đóng góp của cá nhân, tập thể. Và các khoản chi được kiểm soát chặt chẽ thông qua Deloitte Vietnam và luôn báo cáo minh bạch. “Siêu thị mini 0 đồng” do Công ty Cổ phần Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) khởi xướng. Phối hợp cùng Sở Công Thương TP HCM, Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam Chất Lượng Cao, Thành đoàn TP HCM. Chương trình có sự đồng hành của Hội Nữ doanh nhân TP HCM (Hawee), Hội Doanh nhân trẻ TP HCM (YBA).