Dinh dưỡng là nguồn sống, ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe con người. Với sự đa dạng về vitamin cùng nguồn cung cấp dễ tìm, sức khỏe con người được đảm bảo khỏe mạnh và an toàn. Tuy nhiên, cũng chính điều này khiến cho chúng ta cần có kiến thức, am hiểu để lựa chọn và sử dụng đúng, hiệu quả và an toàn. Không phải vì là dinh dưỡng tốt cho cơ thể mà có thể sử dụng tùy tiện, quá liều. Giải đáp thắc mắc về vấn đề này, chúng tôi qua bài viết giúp bạn có một cái nhìn toàn diện nhất về một trong những loại dinh dưỡng phổ biến nhất: vitamin C.
Mục Lục
Bổ sung vitamin C đúng cách
Bạn bè tôi khuyên uống thêm vitamin C trong thời điểm dịch bệnh để tăng đề kháng phòng bệnh. Xin hỏi bác sĩ nên bổ sung như thế nào cho đúng? (Hằng, 40 tuổi, TP HCM).
Trả lời:
Vitamin C là một chất tan trong nước có nhiều ích lợi cho sức khỏe. Song không phải uống vitamin C càng nhiều là càng tốt. Vitamin C có tác dụng chính là chất xúc tác trong nhiều phản ứng oxy hóa khử. Quan trọng trong việc tổng hợp collagen, chuyển hóa acid folic thành acid folinic giúp tổng hợp tế bào hồng cầu. Ức chế hyaluronidase làm bền vững thành mạch.
Bên cạnh đó, chất này giúp tổng hợp hormone tuyến thượng thận. Tổng hợp các thành phần hữu cơ khác ở răng, xương và nội mô mạch máu. Giúp tăng hấp thu sắt ở ruột, kết hợp với vitamin E, beta- caroten, selen. Ngăn cản sự tạo thành gốc tự do gây độc tế bào.
Ngoài ra, vitamin C còn tăng tổng hợp interferon chống virus. Giảm nhạy cảm với histamine (một loại hóa chất trung gian gây ra phản ứng dị ứng. Có thể đây là lý do mọi người khuyến cáo bổ sung vitamin C trong thời điểm dịch bệnh. Tuy nhiên vẫn chưa có bằng chứng khoa học nào cho thấy vitamin C giúp phòng ngừa Covid-19. Ngược lại nếu bổ sung quá liều sẽ gây nên các tác dụng phụ buồn nôn, tiêu chảy và co thắt dạ dày…
Lời khuyên của chuyên gia
Do đó trước khi bổ sung, bạn cần xem cơ thể có đang thiếu vitamin C không. Lượng thực phẩm hàng ngày có đủ vitamin C chưa? Nếu thiếu vitamin C nặng có thể gây chảy máu dưới da, chảy máu chân răng, rụng răng, dầy sừng nang lông. Nhẹ hơn gây viêm miệng, viêm lợi, thiếu máu, giảm sức đề kháng với các bệnh nhiễm trùng.
Ngược lại khi dùng vitamin C liều cao trên 1000 mg/ngày kéo dài có thể gây thừa vitamin C, dẫn đến mất ngủ, kích động, tiêu chảy, viêm bàng quang, loét dạ dày – ruột, giảm sức bền hồng cầu gây tan máu. Ngoài ra còn gây sỏi thận, thậm chí tăng huyết áp, cản trở hấp thu vitamin A, B12. Nếu dừng đột ngột còn gây phản ứng ngược.
Người dùng nên sử dụng vitamin theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý tăng hoặc giảm liều lượng so với khuyến cáo. Bạn tuyệt đối không được đột ngột tạm dừng sử dụng vitamin C nếu đang trong tình trạng thiếu vitamin C hoặc đang dùng vitamin C một thời gian dài. Bạn nên tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định của bác sĩ để tránh dẫn đến các tác dụng không mong muốn.
Nếu bệnh nhân gặp phải một trong những biểu hiện laj, thì nên ngay lập tức và đến cơ sở y tế gần nhất để theo dõi thêm, không nên cho qua một số biểu hiện nhẹ mà có thể dẫn đến những biến chứng khó lường hơn.
Liều lượng cụ thể
Liều lượng vitamin C được khuyên dùng mỗi ngày để dự phòng thiếu đối với người ở từng nhóm tuổi cụ thể như sau:
– Trẻ từ 1 đến 3 tuổi: 15 mg.
– Trẻ từ 4 đến 8 tuổi: 25 mg.
– Trẻ từ 9 đến 13 tuổi: 45 mg.
– Trẻ vị thành niên 14-18 tuổi: 75 mg (với nam) và 65 mg (với nữ).
– Người lớn trên 19 tuổi: 90 mg (với nam) và 75 mg (với nữ).
Một số trường hợp đặc biệt cần bổ sung thêm vitamin C như: Người hút thuốc lá nên bổ sung thêm 35mg/ ngày so với liều khuyên dùng; phụ nữ khi mang thai nên bổ sung 85 mg vitamin C mỗi ngày; phụ nữ đang cho con bú nên bổ sung 120 mg vitamin C mỗi ngày.
Vitamin C có nhiều trong các loại thực phẩm như rau cải xoong, cam, quýt, chanh, bưởi, cà chua. Việc bổ sung vitamin C nguồn gốc tự nhiên là tốt nhất.
Khi chế độ ăn không đa dạng, thiếu chất, thiếu vitamin C thì có thể bổ sung bằng chế phẩm uống. Tuy nhiên khi bổ sung bằng viên uống mỗi ngày, cần tham khảo thêm ý kiến bác sĩ, nhân viên y tế. Vì ngoài lợi ích, vitamin C cũng có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn như dị ứng gây khó thở, phát ban; sưng môi, lưỡi, họng hoặc mặt; tiêu chảy, co rút dạ dày; ợ nóng, buồn nôn.