Có thể nói đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng tiêu cực tới toàn bộ nền kinh tế toàn cầu. Ở trong nước, hầu hết các ngành nghề cũng phải chịu tác động xấu do đại dịch. Trong đó, lĩnh vực bất động sản cũng không phải là ngoại lệ. Số lượng giao dịch condotel, biệt thự, nhà phố, shophouse ở các thủ phủ du lịch biển đã vấp phải đà sụt giảm. Đây là lần giảm mạnh nhất kể từ đầu năm 2021. Với những báo cáo vừa được công bố về thị trường bất động sản nghỉ dưỡng trong tháng 7. Trong bối cảnh phong tỏa, giãn cách ở nhiều tỉnh thành bởi đợt dịch Covid-19 bùng phát lần thứ tư. Thanh khoản của bất động sản ven biển đã lao dốc không phanh.
Mục Lục
BĐS nghỉ dưỡng lao đao
Lượng giao dịch condotel, biệt thự, nhà phố, shophouse tại các thủ phủ du lịch biển đều sụt giảm mạnh nhất kể từ đầu năm 2021.
DKRA Việt Nam vừa công bố báo cáo thị trường bất động sản nghỉ dưỡng trong tháng 7. Với thanh khoản lao dốc. Trong bối cảnh phong tỏa, giãn cách ở nhiều tỉnh thành do tác động của đợt dịch Covid-19 bùng phát lần thứ tư.
Phân khúc condotel không có dự án mới nào được mở bán trong tháng 7 vừa qua và thanh khoản thị trường bằng không. Kém nhất kể từ tháng 3 năm nay. Trước ảnh hưởng của dịch bệnh, thị trường rơi vào trạng thái trầm lắng. Nhiều chủ đầu tư phải khóa giỏ hàng, điều chỉnh chính sách bán hàng.
Trong khi đó, suốt tháng 7. Phân khúc nhà phố, shophouse biển chỉ ghi nhận 26 sản phẩm từ một dự án được mở bán. Rổ hàng giảm 89% so với tháng 6. Tỷ lệ tiêu thụ giảm 97% so với tháng trước. Nguồn cung và thanh khoản phân khúc này ghi nhận xuống thấp nhất kể từ quý I.
Riêng phân khúc biệt thự biển ghi nhận 4 dự án mở bán (bao gồm 1 dự án mới và 3 dự án thuộc giai đoạn tiếp theo). Cung cấp ra thị trường 179 căn. Nhưng chỉ bán được 21 căn, tỷ lệ tiêu thụ chỉ đạt 12%. Lượng tiêu thụ ở mức rất thấp, chủ yếu tập trung tại tỉnh Bình Định.
Đơn vị này đánh giá, thị trường bất động sản nghỉ dưỡng chịu tác động nặng nề nhất trong đợt dịch lần thứ tư, đến tháng 7 hầu như tất cả phân khúc đều giảm tốc mạnh nhất so với đầu năm. Diễn biến của thị trường bất động sản nghỉ dưỡng phụ thuộc vào việc kiểm soát dịch bệnh và chiến lược tiêm vaccine nhưng đà hồi phục sẽ chậm và khó có sự đột biến trong thời gian tới.
Chờ vaccine giải cứu thị trường
Không giống như các đợt bùng phát trước đây. Làn sóng Covid-19 lần thứ tư là đợt dịch lớn nhất và phức tạp nhất tại Việt Nam đã tác động mạnh đến nhiều ngành nghề. Trong đó, BĐS nghỉ dưỡng kiệt quệ do hụt đà hồi phục mùa cao điểm du lịch trong nước. Nhiều chuyên gia dự báo BĐS nghỉ dưỡng chỉ còn một kỳ vọng lách qua khe cửa thoát hiểm. Bằng chiến dịch vaccine thần tốc và áp dụng hộ chiếu vaccine để phục hồi thị trường đang khủng hoảng.
Tại nhiều quốc gia trên thế giới có tỷ lệ tiêm chủng cao, đạt miễn dịch cộng đồng. Thị trường BĐS đang từng bước hồi phục. Chẳng hạn như các quốc gia ở châu Âu, Mỹ nơi có tỷ lệ tiêm vaccine đạt trên 50%, giá trị BĐS tăng từ 7-11% trong 6 tháng đầu năm nay.