Người xưa từng nói: tích tiểu thành đại, kiến tha lâu cũng đầy tổ. Người xưa truyền đạt lại những gì là đều có lý do của nó. Thật vậy, trong tài chính việc tích lũy cũng quan trọng không kém việc kiếm tiền. Thế nhưng người trẻ ngày nay, với vô vàn lo toan cuộc sống lại quên béng đi đều này. Họ cố gắng chăm chút cho vẻ ngoài của mình, nhưng lại quên đi nội lực tiềm ẩn bên trong. Họ phải sống cho bằng bạn bằng bè để rồi chi tiêu hoang phí. Hôm nay, hãy cùng doritoi tìm hiểu mặt trái cuộc sống của giới trẻ ngày nay nhé.
Mục Lục
Người trẻ thích tô điểm vẻ ngoài
Tôi chứng kiến nhiều bạn trẻ là công nhân, chưa lập gia đình, tiền lương vốn không cao, nhưng toàn mua điện thoại ‘xịn’, đi xe tay ga đời mới… Tôi thấy ngày nay có rất nhiều bạn trẻ thể hiện tư tưởng hưởng thụ trước khi nghĩ đến tích lũy. Từ dó, dẫn tới thói quen sử dụng đồng tiền không có kế hoạch hợp lý. Dĩ nhiên là làm ra tiền thì phải tiêu xài, nhưng cách tiêu tiền của một số bạn trẻ theo kiểu làm được bao nhiêu tiêu hết bấy nhiêu là không ổn.
Không tiền nhưng vẫn phải sang
Tôi từng chứng kiến nhiều bạn trẻ là công nhân, chưa có gia đình riêng, tiền lương của họ vốn không cao, nhưng toàn sử dụng điện thoại “xịn”, đi xe tay ga đời mới… Tiêu xài kiểu đó là làm ra được bao nhiêu tiền, tiêu hết bấy nhiêu, không có khoản tích lũy khi về già, không có khoản dự phòng cho những lúc ốm đau hoạn nạn, hay những lúc thất nghiệp, không có việc làm.
Tác hại của việc tiêu sài phung phí
Nếu cứ sử dụng đồng tiền như vậy, đến lúc không còn sức lao động nữa họ mới ngả ngửa. Họ sẽ trở thành gánh nặng cho con cái. Hoặc là đến khi về già họ vẫn phải lao động kiếm sống qua ngày. Nếu không còn sức để lao động thì họ phải đi bán vé số, thậm chí là phải ăn xin. Tệ hại hơn là trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. Người xưa nói gì là đều có lý do của nó, gieo nhân nào thì gặt quả đó.
Nên tiết kiệm để phòng bất trắc
Tôi thì luôn nghĩ và làm ngược lại, phải tích lũy để phòng lúc sa cơ lỡ vận hoặc lúc ốm đau bệnh tật rồi mới tính chuyện hưởng thụ thế nào? Theo quan điểm của tôi, kiếm tiền và tiết kiệm đều quan trọng như nhau. Nếu kiếm nhiều tiền mà không biết tiết kiệm thì bạn cũng sẽ chẳng có dư, hoặc dư không đáng bao nhiêu cả. Nếu bạn không tiết kiệm thì khi có hữu sự, bạn lấy tiền đâu ra để lo công chuyện?
Tiết kiệm quan trọng không kém việc kiếm tiền
Nếu bạn cho rằng kiếm tiền quan trọng hơn thì hãy tìm đọc hai cuốn sách này. Một là: “Nhà triệu phú hàng xóm” và hai là “Người giàu nhất thành Babylon”. Các bạn sẽ thấy việc tiết kiệm tiền quan trọng như thế nào? Adam Khoo là tác giả cuốn sách “Bí quyết tay trắng thành triệu phú. Theo ông, trong cuộc sống con người chúng ta nên nhắm đến bốn mức giàu có. Phân loại được mức độ giàu có, sẽ giúp ta biết được ta đang đứng ở đâu trên mặt đất.
4 Mức giàu có trong cuộc sống
- Mức đầu tiên là vững vàng tài chính: tức là chúng ta phải bảo đảm có khoản tích lũy ít nhất là đủ để trang trải chi phí sinh hoạt hiện tại của mình trong vòng tối thiểu sáu tháng.
- Mức thứ hai là an toàn tài chính: tức là chúng ta có đủ khả năng tài chính và có nguồn thu nhập thụ động để đảm bảo cho mức sống tối thiểu mà không cần làm việc.
- Mức thứ ba là tự do tài chính: tức là chúng ta tích lũy được nhiều tài sản gia tăng, tạo ra thu nhập thụ động đủ để trang trải cho mức sống hiện tại mà không cần phải làm việc cho đến hết đời.
- Mức thứ tư là dư dả tài chính: đây là mức cao nhất mà hầu hết mọi người đều muốn hướng đến.
Người trẻ vẫn thích hưởng thụ nhiều hơn
Tuy nhiên, tôi thấy ngày nay rất nhiều các bạn trẻ lại đang làm ngược lại. Tức là họ lo hưởng thụ trước, mà không nghĩ đến chuyện tích lũy. Lý do họ đưa ra thì rất nhiều, nhưng tựu trung lại vẫn chỉ có một. Lý do là: “lúc còn trẻ không lo hưởng thụ, khi già có hưởng thụ được nữa đâu”.
Thế nhưng, cuộc sống không ai biết trước điều gì sẽ xảy ra, giống như đợt dịch Covid-19 bùng phát hai năm nay vậy. Thực tế hiện nay đã chứng mình một điều rằng, những ai không có tích lũy từ trước thì cuộc sống của họ sẽ gặp vô vàn khó khăn khi biến cố xảy ra.