Sự tinh tế trong cách chế biến món bánh khọt của người Vũng Tàu

Bánh khọt là một món ăn nổi tiếng của người dân Vũng Tàu, khách du lịch khi đặt chân đến đây đều phải thưởng thức ngay món ăn đặc trưng của vùng đất này. Nó là sự pha trộn một cách khéo léo và tài tình của người đầu bếp mới có thể tạo ra một món ăn đặc sắc nức lòng người thưởng thức. Bài viết dưới đây sẽ cho các bạn hiểu rõ hơn về cách chế biến và sự ra đời của món bánh khọt đặc sản của Vũng Tàu mà có lẽ nhiều bạn chưa từng thưởng thức qua nó.

Tìm hiểu món Bánh Khọt Vũng Tàu

Bánh Khọt ở Vũng Tàu nổi tiếng và được nhiều người ưa chuộng đến mức. Mà bạn có thể dễ dàng bắt gặp những quán bánh Khọt ở dọc hai bên đường. Và sở dĩ món ăn này có tên là ‘bánh Khọt’ là vì khi lấy bánh ra khỏi khuôn. Người ta dùng loại muỗng dẹt và dài để “khẩy” lên. Muỗng va chạm vào thành khuôn phát ra tiếng kêu “khọt khọt”. Món ăn đặc sản Vũng Tàu này đã hoàn toàn chinh phục thực khách cả nước. Ai đã từng nếm thử bánh Khọt Vũng Tàu đều cảm thấy thích thú. Và nhớ mãi hương vị đặc trưng của món ăn này.

Buổi tối thư thả trên quốc lộ 55 đoạn Hồ Cốc, tôi chia sẻ lên facebook cảm xúc hồi hộp về mảnh đất mà mình sắp tới vào ngày hôm sau thì anh bạn tôi vào nhắc nhở luôn: “Tới Vũng Tàu, nhớ ăn bánh Khọt nhé”. Quả là một lời lưu ý đặc biệt với thành phố biển êm dịu.

Tìm hiểu món Bánh Khọt Vũng Tàu
Món ăn này có tên là ‘bánh Khọt’ là vì khi lấy bánh ra khỏi khuôn

Ngay khi vừa tới Vũng Tàu, tôi tìm ngay đến tiệm bánh Khọt khá đông người ngồi thưởng thức. Và tự gọi cho mình một phần để cảm nhận “hương vị của Vũng Tàu”. Mỗi địa phương trên cả nước dường như đều có một món ẩm thực đặc trưng với những món ăn đặc sản khác nhau. Nó có thể là một món ăn rất khó kiếm. Hoặc một món ăn bình dân đến giản dị chân thành từ lâu đời. Bánh Khọt của Vũng Tàu cũng là một loại bánh như vậy.

Bánh khọt ra đời như thế nào?

Không ai biết bánh Khọt ra đời từ khi nào, chỉ thấy người ta gọi cái tên thân thương quen thuộc với bánh ấy là “bánh Khọt”. Cô Hồng, chủ tiệm bánh Khọt nằm trên đường Trần Đồng chia sẻ: “Tên gọi của loại bánh này lạ như vậy, vì khi đổ bột vô khay, đến lúc lật bánh thì tiếng muỗng va vào khay kêu “Khọt khọt” nên người ta gọi vầy đó con”. Tôi còn nghe một câu chuyện khác về tên bánh rằng: người dân ở đây từ xưa giờ toàn làm bánh từ bột. Tiếng ở đây gọi “bột” nó không rõ nên người vùng khác đến nghe thành “Khọt”. Từ đó bánh Khọt ra đời.

Năm 2012, Trung tâm Kỷ lục Việt Nam đã công bố danh sách 12 món ăn Việt Nam xác lập kỷ lục châu Á. Trong đó có bánh Khọt Vũng Tàu. Khác với bánh Khọt miền nam, bánh Canh miền trung. Bánh Khọt của Vũng Tàu được chế biến theo phong cách rất riêng biệt.

Cũng là món ăn làm từ bột gạo, nhưng bánh Khọt Vũng Tàu láng bột mỏng hơn. Nhân bánh được chế biến cũng rất phong phú, có thể là nhân tôm, nhân mực – ruốc xay nhuyễn, nhân thịt bằm hoặc nhân chả cá,…. Sau khi để chín, bánh có độ giòn ở đáy và dẻo ở trong nhân. Khi bày bánh ra đĩa, bánh vẫn còn nóng hổi. Không nhiều dầu mỡ như chiên, ăn kèm rau sống và gỏi đu đủ cùng gia vị đặc biệt – mắm mặn ngọt. Làm vị bánh Khọt hấp dẫn đến nao lòng.

Bánh khọt ra đời như thế nào?
Bánh Khọt Vũng Tàu láng bột mỏng hơn

Có rất nhiều địa điểm bán bánh khọt

Bánh Khọt ở Vũng Tàu giờ có rất nhiều địa chỉ ăn. Nhưng không phải tiệm nào cũng có bánh Khọt ngon đúng vị được. Bột làm bánh phải là bột gạo nguyên chất. Không pha với cốt dừa hay bất cứ thứ bột nào khác. Khi ngâm gạo xay bột cũng phải rất dày công pha chế. Ngâm bột qua đêm để bột không bị chảy. Thì bột khi làm bánh mới dẻo trong – giòn ngoài được.

Khi đã có bột ngon, người làm bánh phải có nghệ thuật lắm mới làm được mẻ bánh đặc sản và vừa miệng nhiều người. Một mẻ bánh ngon, phải bảo đảm đủ tiêu chí: bánh vàng đều, giòn thân dẻo nhân. Giữ nguyên được vị của nhân bánh đi kèm mà không bị ngấy mỡ. Để làm được như vậy, khuôn được đặt lên bếp phải nóng vừa đủ, thoa dầu (hoặc mỡ heo) đều trên từng khuôn. Chế lượng bột vừa đủ lên từng khay rồi nhanh tay rải nhân lên bánh. Khi bánh vừa chín, gắp bánh ra đĩa rồi rắc lên trên một chút ruốc tôm cháy và mỡ hành, trông vô cùng bắt mắt.

Ẩn chứa trong mỗi chiếc bánh Khọt giản dị ấy là một nghệ thuật tinh tế khó có thể diễn đạt bằng lời. Sự tinh tế ấy chỉ có thể được đúc kết bởi kinh nghiệm dân gian và sự trải nghiệm ẩm thực qua nhiều thời kỳ. Mà ở đó, món ăn trở thành đặc trưng không thể thay thế.

Ở Vũng Tàu, người dân coi bánh Khọt vừa như một món ăn điểm tâm. Cũng có người coi đó là một món ăn chơi vào buổi tối hay một bữa ăn chính ngon miệng. Có lẽ chính vì vậy mà bánh Khọt đã trở thành một món ăn “không thể bỏ qua” của du khách khi tới Vũng Tàu. Và trở thành niềm tự hào của người Vũng Tàu. Trong bức tranh ẩm thực đặc sắc của dân tộc Việt Nam.

Cách thưởng thức bánh Khọt đúng điệu

Khi bánh vừa chín tới, đầu bếp gắp bánh ra đĩa, rắc lên bề mặt một ít tôm cháy, mỡ hành. Và khi ăn bánh Khọt Vũng Tàu, người dân địa phương thường ăn kèm với nước mắm pha chua ngọt. Rau sống các loại như cải bẹ xanh, xà lách, tía tô, diếp cá… và đu đủ thái sợi.

Cách thưởng thức bánh Khọt đúng điệu
Người dân địa phương thường ăn kèm với nước mắm pha chua ngọt.

Bạn gắp một cái bánh Khọt cho vào một lá cải bẹ xanh to. Cùng một ít rau thơm và các thứ ăn kèm. Sau đó cuốn lại, chấm vào chén mắm ớt, để vài cọng đồ chua nằm trên cuốn bánh. Cắn một miếng, bạn sẽ cảm nhận hết những gia vị tuy rất dân dã nhưng cực ngon.

Thịt tôm bùi bùi hòa quyện với sự giòn giòn của bột. Thơm thơm của mỡ hành cùng một ít vị chua của đồ chua. Một ít vị mặn của nước mắm hòa vào hương vị đặc trưng của các loại rau… Chỉ thoáng một cái bạn đã ăn hết cả chục chiếc bánh. Mùi vị của bánh Khọt ở Vũng Tàu vô cùng đặc trưng. Vị ngọt đậm đà của tôm hòa quyện cùng cảm giác béo ngậy của mỡ và vị thơm của hành. Tất cả tạo nên một món ăn khiến bạn không thể nào quên.

Trả lời