Trong những ngày dịch bệnh đang diễn ra căng thẳng thì khá nhiều mặt hàng bị tăng giá cao. Không chỉ vì lý do vận chuyển khó khăn, nguồn hàng khan hiếm do các chợ bị đóng mà còn do nhu cầu người dân tăng cao. Trái cây giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng lúc này rất được ưa chuộng và được nhiều người săn lùng. Vì vậy mà cam sành rất tốt cho sức khoẻ bỗng trở nên cháy hàng và giá tăng vọt. Cùng nhìn vào thực tế loại trái cây này vì sao rất hút khách mùa dịch và lại đắt đỏ nhưng vẫn khó tìm mua nhé!
Mục Lục
Nhu cầu cam sành mùa dịch tăng cao
Cam là loại trái cây chứa nhiều nước và giàu vitamin C. Giúp tăng đề kháng nên được rất nhiều người lựa chọn cho gia đình trong mùa dịch. Điều này khiến mặt hàng này đắt như tôm tươi, giá cả tăng mạnh, có đến đâu hết đến đó. Thậm chí có khách đặt mua mấy lần đều “hụt”.
Tình hình dịch phức tạp, nhu cầu người dân tăng cao. Đã khiến cho cam trở thành mặt hàng hot nhất hiện nay trên thị trường. Giá cam sành hiện tại đã tăng gần như gấp đôi so với trước đó nhưng vẫn thường xuyên trong tình trạng cháy hàng. Nhiều người mua phải đặt trước cả tuần. Thời điểm này nhiều chợ bán cam sành lên đến 65.000 đồng/kg. Còn ở chợ mạng giá cam sành dao động ở mức 30.000 – 40.000 đồng/kg (chưa tính phí vận chuyển), cao gần gấp đôi so với trước đó.
Chị Mộc Thảo (Pháo Đài Láng, Đống Đa, Hà Nội) tìm mua cam trên chợ mạng. Và đặt mua đều không được, ai cũng báo hết hàng. “Do không có quá nhiều thời gian để ngồi lướt tìm trên chợ mạng thường xuyên, tôi thi thoảng mới vào xem được nên cứ thấy bài đăng bán cam sành vắt nước là hỏi mua. Nhưng hỏi đến 4-5 người bán, họ đều báo hết hàng và chưa biết bao giờ sẽ về tiếp”, chị chia sẻ. Cuối cùng, chị phải đặt hàng và cọc trước tiền cho một người gom đơn đặt hàng cam. Mới nhập về với giá 35.000 đồng/kg và chưa tính phí vận chuyển. Chị được hẹn khoảng 1 tuần sẽ có cam.
Giá cam tăng cao và khó mua
Liên hệ với người bán, chị Tố Như – một đầu mối bán hoa quả ở Cầu Giấy, Hà Nội cho biết. Từ lúc Covid-19 diễn biến phức tạp, cam và bưởi là 2 loại quả được khách hàng tìm mua nhiều nhất. Trung bình mỗi ngày chị bán cả vài tạ cam và hàng trăm quả bưởi. “Cam sành trong các tỉnh phía Nam đang vào vụ thu hoạch nên chúng tôi phải thuê xe vận chuyển ra ngoài này. Vì vận chuyển khó khăn nên giá cả có cao hơn so với mọi năm, dân buôn hoa quả như tôi cũng không lời lãi gì nhiều”, chị cho hay.
Cách đây chục ngày, chị cho biết giá cam chỉ khoảng 20.000 – 25.000 đồng/kg. Nhưng mấy ngày gần đây liên tục “cháy” hàng khiến giá cam đẩy lên cao hơn một chút. Dao động từ 35.000 – 40.000 đồng/kg (tùy từng kích thước của quả). Theo chị Hải – một đầu mối bán hoa quả khác ở Đống Đa, Hà Nội. Giá cam hiện tại sẽ tính theo size quả, quả càng to thì giá càng cao. Dù cam quả to hay nhỏ đều cháy hàng. Khoảng 3-4 hôm chị mới nhập được 1 chuyến khoảng 2 tạ cam nhưng không đủ để bán.
Cam sành trở thành mặt hàng bán chạy tại nhiều nơi
“Tôi không dám nhận đặt trước vì khâu vận chuyển rất khó khăn. Nhiều khách hàng muốn đặt trước và cọc tiền nhưng tôi đều từ chối. Còn giá cam tăng cao là do giá nhập vào cũng cao và việc thuê shipper trong thời gian này khá khó lại giá tăng. Nên giá cả có nhỉnh hơn một chút thôi”, chị chia sẻ.
Theo khảo sát của phóng viên ở một số khu chợ truyền thống trên Hà Nội. Cam là mặt hàng bán chạy nhất, giá cũng ở mức dao động từ 50.000 – 60.000 đồng/kg. Bên cạnh đó, nhiều loại quả tươi khác giá cũng nhỉnh hơn trước. Trong đó, bưởi giá dao động từ 6.000 – 30.000 đồng/quả. Dứa giá 15.000 – 20.000 đồng/quả (tăng khoảng 5.000 – 10.000 đồng/quả). Quýt ngọt có giá từ 35.000 – 60.000 đồng/kg (tăng 10.000 – 15.000 đồng/kg),…
Không chỉ ở Hà Nội, các đầu mối bán hoa quả thuộc khu vực TP Hồ Chí Minh cũng nhận định. Cam được nhiều người tìm mua nhất trong thời gian gần đây. Có những đầu mối bán 2-3 tấn cam mỗi ngày. Các đầu mối này đều lý giải nguyên nhân dẫn đến giá cam tăng cao là do khâu vận chuyển gặp nhiều khó khăn. Phí vận chuyển tăng gấp 2-3 lần so với trước đây do ảnh hưởng từ dịch Covid-19.