Huyết áp ảnh hưởng đến tai biến mạch máu não

Bệnh tai biến mạch máu não luôn là một trong những căn bệnh vô cùng nguy hiểm đối với nhiều người nhất là người lớn tuổi, cũng có thể nói tai biến mạch máu não chính là một trong những căn bệnh vô cùng nguy hiểm đối với mọi người nhưng lại rất thường gặp và mọi người rất dễ mắc phải, tuy vậy có một cách tốt nhất để có thể kiểm soát tai biến mạch máu não đó chính là kiểm soát huyết áp, vậy còn đợi gì nữa mà không mau nhanh chân theo chúng mình để cùng tìm hiểu ngay thôi nào

Tổng quan về tai biến mạch máu não

Tai biến mạch máu não là các thiếu sót thần kinh với các triệu chứng khu trú hơn là lan tỏa xảy ra đột ngột do mạch máu não (động mạch, mao mạch và hiếm hơn là tĩnh mạch) bị vỡ hoặc tắc mà không do chấn thương sọ não, lúc này não sẽ không được cung cấp oxy và dưỡng chất khiến các tế bào não chết dần, thời gian càng dài thì não tổn thương càng nặng, bệnh nhân sẽ tiến gần với bờ vực tử vong thêm một bước, các cơ quan trên cơ thể được điều khiển bởi não bộ sẽ không tiếp tục hoạt động được nữa khiến bệnh nhân bị tê liệt, không giao tiếp được

Có hai loại tai biến mạch máu não như sau:

Nhồi máu não:

  • Chiếm 80% tổng số ca bệnh, nguyên nhân do lưu lượng tuần hoàn máu lên não bị hẹp hoặc tắc
  • Lúc này một phần não sẽ bị ngừng cung cấp máu
  • Càng kéo dài thời gian sẽ khiến khu vực đó bị hoại tử
  • Khi bệnh nhân bị tai biến do nhồi máu não có thể cấp cứu trong khoảng 4 tiếng từ khi phát bệnh
  • Phải đưa đến bệnh viện ngay khi phát bệnh
dấu hiệu
Dấu hiệu lần hai của tai biến mạch máu não

Xuất huyết não:

  • Chỉ chiếm 20% tổng số ca bệnh, tuy nhiên tử lệ tử vong cực kỳ cao
  • Nguyên nhân do máu tràn vào mô và làm tổn thương đến não gây nên tình trạng phù não
  • Lúc này áp lực các mô xung quanh tăng lên
  • Hậu quả sẽ giết chết các tế bào não và vỡ mạch não
  • Thời gian “vàng” dùng để cấp cứu bệnh nhân tai biến do xuất huyết não chỉ tính bằng đơn vị phút

Tăng huyết áp là nguy cơ dẫn đến tai biến mạch máu não

  • Tăng huyết áp rất dễ dẫn đến đột quỵ não
  • Vì vậy cần phải điều trị và theo dõi nghiêm ngặt bởi bác sĩ tim mạch
  • Tăng huyết áp ở tuổi 40 như bạn là khá trẻ
  • Cần phải khám tim mạch để tìm nguyên nhân gây tăng huyết áp mà điều trị
  • Đối với tai biến mạch máu não, có hai dạng chảy máu não (do vỡ mạch máu não). Chiếm 20% và tắc mạch não – chiếm 80%
  • Cả hai dạng tai biến trên đều dễ gặp ở người tăng huyết áp nếu không được điều trị tốt
  • Đáng lưu ý, dấu hiệu đầu tiên của tai biến tắc mạch não thường rất nhẹ
  • Bao gồm méo mồm, yếu nhẹ nửa người, nói khó
  • Tuy nhiên, đây cũng là thời gian vàng để điều trị
  • Nếu chờ triệu chứng nặng hơn mới đi viện khám thì hầu như không thể chữa được
  • Hậu quả của tai biến mạch máu não. Có đến 90% dẫn đến tàn tật từ nhẹ đến nặng hoặc tử vong
  • Chính vì vậy, quan trọng nhất là phải dự phòng tai biến. Và khi bị tai biến thì cần đến bệnh viện sớm nhất, có thể ngay từ dấu hiệu đầu tiên

Nguyên tắc phòng ngừa tai biến mạch máu não

chụp cộng hưởng từ
Chụp cộng hưởng từ tai biến mạch máu não

Tăng huyết áp là nguyên nhân gây đột quỵ và ta có thể điều chỉnh được, đuy trì huyết áp ở mức độ bình thường là yếu tố quan trọng trong việc ngăn ngừa đột quỵ, các biện pháp phòng ngừa đột quỵ do tăng huyết áp rất cần thiết, nhất là các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao

Cần theo dõi huyết áp đều đặn, với những người khoẻ mạnh, dù không bị tăng huyết áp cũng cần kiểm tra huyết áp ít nhất hai lần mỗi năm, nhiều người không biết huyết áp mình cao, vì bệnh thường thường không có triệu chứng, kiểm soát trị số huyết áp và khống chế huyết áp để đạt được trị số huyết áp mục tiêu

Nguyên tắc sử dụng thuốc hạ áp nên bắt đầu với một thuốc liều thấp hoặc phối hợp các nhóm thuốc với liều thấp để vừa đạt được hiệu quả điều trị vừa làm giảm tác dụng phụ

Huyết áp nên duy trì dưới 120/80 mmHg, trên mức 140/90 mmHg là tăng huyết áp, dùng thuốc hạ huyết áp theo hướng dẫn của bác sĩ, đừng bỏ sót một ngày nào dù thấy khỏe mạnh và cả khi huyết áp đã trở về trong giới hạn bình thường, nếu cho rằng có thể giảm liều lượng thuốc thì hãy hỏi ý kiến bác sĩ

Các yếu tố nguy cơ cần được kiểm soát như: Không hút thuốc lá, thuốc lào, hạn chế ăn muối, giảm cân nặng nếu béo phì, vận động cơ thể đều đặn và cần tập thể dục 30-45 phút mỗi ngày sẽ giảm được nhiều nguy cơ, giảm căng thẳng vì stress gây tăng huyết áp và có thể gây ra đột quỵ, ăn chế độ ăn giảm mỡ

Trả lời