Phát hiện và phòng tránh răng nhạy cảm

Răng nhạy cảm là một trong những điều vô cùng khó chịu đối với nhiều người từ người trẻ tuổi cho đến người lớn tuổi, nguyên nhân dẫn đến điều khó chịu đó một phần chính là do việc răng nhạy cảm sẽ làm ảnh hưởng đến cuộc sống của người mắc căn bệnh này rất nhiều cũng bởi lẽ đó mà mọi người rất ghét căn bệnh này, thấu hiểu được điều đó hôm nay chúng mình viết bài viết này nhằm giúp mọi người tìm hiểu nguyên nhân vì sao răng nhạy cảm và từ điều đó có thể phòng bị một cách tốt nhất cũng như có cách chữa trị phù hợp

Tổng quan về bệnh răng nhạy cảm

Răng có cấu tạo gồm 3 phần: men răng, ngà răng và tuỷ răng, trong điều kiện bình thường, ngà răng được bao phủ bởi men răng nhưng vì nhiều lý do, lớp men bao phủ này bị mài mòn, khả năng bảo vệ ngà răng suy giảm, lúc này các ống thần kinh phải tiếp xúc trực tiếp với đồ uống và thức ăn nóng, lạnh, gây kích thích dây thần kinh, tạo ra những cơn ê buốt hay còn gọi là hiện tượng quá cảm ngà

Răng nhạy cảm hay răng ê buốt là cách gọi thông thường của hiện tượng quá cảm ngà hoặc triệu chứng ê buốt ở chân răng

Đây là bệnh lý mà răng sẽ trở nên nhạy cảm hơn khi chịu những kích thích từ nhiệt độ nóng hoặc lạnh và ngoại lực, thường xuất hiện nhất ở những người trẻ và trung niên, bệnh tuy không nguy hiểm nhưng nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến sâu răng và các bệnh về răng lợi khác

Dấu hiệu nhận biết răng nhạy cảm

Nhạy cảm ngà, hay nhạy cảm răng, là một vấn đề nha khoa phổ biến, tình trạng này có thể tiến triển theo thời gian, và nó là kết quả của các vấn đề thường gặp như tụt nướu và mòn men răng, hầu hết các bệnh nhân thuộc độ tuổi từ 20 đến 50 tuổi, răng nhạy cảm bắt đầu hình thành khi phần ‘ngà’ mềm hơn nằm ở bên trong răng bị ăn mòn

Phần ngà nằm dưới lớp men và nướu răng, hàng ngàn kênh dẫn truyền cực nhỏ chạy qua ngà hướng đến phần trung tâm răng, một khi ngà răng bị ăn mòn, các tác nhân bên ngoài (như đồ uống lạnh) có thể kích thích các dây thần kinh bên trong răng và kết quả là tạo ra cơn đau buốt ngắn và nhói cho răng nhạy cảm

răng nhạy cảm
Răng nhạy cảm khi ăn kem

Những nguyên nhân khiến răng nhạy cảm

Một số nguyên nhân phổ biến dẫn tới răng nhạy cảm bao gồm:

Tụt nướu:

  • Chân răng được bao bọc bởi các mô nướu
  • Tuy nhiên, nếu như bị bệnh nha chu
  • Nướu có thể bị tụt và lộ ra lớp ngà nhạy cảm

Răng bị vỡ, nứt:

  • Nhai đá, cắn kẹo cứng, hay tai nạn va đập có thể dẫn đến mẻ hoặc nứt răng
  • Khi một chiếc răng bị nứt. Các đầu mút dây thần kinh bên trong sẽ bị kích thích khi ăn nhai
  • Ngoài ra, vết nứt cũng là nơi chứa vi khuẩn gây viêm nhiễm, khiến răng bị đau buốt

Sâu răng:

  • Sâu răng tạo ra các lỗ sâu trên răng
  • Khi lỗ sâu vào tủy làm lộ các đầu mút dây thần kinh trong tủy răng
  • Từ đó khiến răng dễ bị ê buốt

Nghiến răng:

  • Mặc dù men răng là mô cứng nhất trong cơ thể
  • Nhưng theo thời gian men răng cũng có thể bị mòn đi vì những thói quen
  • Mà nhiều người tưởng chừng vô hại ví dụ như nghiến răng

Thói quen chăm sóc răng miệng sai cách:

  • Việc đánh răng sai cách hoặc thường xuyên xỉa răng. Đều có thể là nguyên nhân dẫn đến răng nhạy cảm
  • Chải răng quá mạnh bằng bàn chải cứng có thể dẫn đến tổn thương lợi và nhạy cảm răng
  • Các vấn đề về nha chu do đánh răng sai cách. Khiến cho răng bị tụt lợi, để lộ ngà răng
  • Sự tích tụ của các mảng bám (cao răng) trong thời gian dài. Cũng sẽ dẫn đến sâu răng hoặc khiến răng trở nên yếu đi
chải răng
Chải răng đúng cách khuyến răng khỏe hơn

Cách phòng tránh

Để phòng ngừa răng nhạy cảm thì việc vệ sinh răng miệng thường xuyên là một việc làm cực kỳ quan trọng, một số điều nên làm để bảo vệ răng bao gồm: Nên chải răng ít nhất 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng khi thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ với kem đánh răng dành riêng cho răng nhạy cảm; Hãy dùng bàn chải có lông mềm mịn và chải răng nhẹ nhàng theo vòng tròn, không nên chải răng theo chiều ngang; Cần thay bàn chải đánh răng thường xuyên khoảng 2 – 3 tháng/lần, hoặc có thể thay sớm hơn nếu bàn chải đã xơ

Cần luyện tập một chế độ ăn cân bằng, ăn thức ăn chứa nhiều chất xơ khiến tuyến nước bọt hoạt động tốt, giúp tạo nên các khoáng chất chống lại quá trình gây nhạy cảm cho răng, nên ăn các loại rau như các loại đậu, cải bắp, đậu Hà Lan, đậu phộng, quả hạnh nhân

Hạn chế sử dụng những loại thức ăn có hại cho răng như thức ăn có đường, thức uống có gas và axit, bổ xung canxi: Canxi là thành phần không thể thiếu trong việc chống lại các vấn đề về răng, các thức ăn từ bơ sữa là nguồn canxi lý tưởng, với các lựa chọn như sữa, sữa chua và phomat; Hãy uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày

  • Đặc biệt sau khi ăn, bởi nó giúp làm trôi đi các mảng bám trên răng
  • Nếu có tật nghiến răng khi ngủ. Hãy tham khảo ý kiến nha sĩ liệu có nên dùng miếng bảo vệ
  • Răng vào ban đêm để hạn chế tình trạng này; Khám răng định kỳ

Trả lời