Giải quyết vấn đề dinh dưỡng cho F1, F0 cách ly tại nhà

Tình hình dịch bệnh ngày càng diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều nguy hiểm không thể lường trước. Việc thực hiện cách ly tại nhà đối với những ca lây nhiễm F1, F0 đang có những dấu hiệu chuyển biến tích cực. Tuy nhiên vẫn tồn tại những vấn đề lo ngại mà phương hướng giải quyết chưa thực sự tối ưu. Đó chính là dinh dưỡng cho mọi người trong điều kiện cách ly. Nếu bạn nằm trong những trường hợp này, bài viết của chúng tôi chính là chìa khóa của vấn đề, giúp bạn vượt qua khó khăn.

Giữ tâm lý thoải mái

Giữ tâm lý thoải mái khi ăn, kết hợp các giác quan nhìn, ngửi, nếm… giúp cảm nhận hương vị món ăn. Nếu chán ăn cần chia nhỏ các bữa. Hướng dẫn của các chuyên gia ở Đại học Y dược TP HCM trong “Sổ tay Sức khỏe Covid-19”. Người bệnh cần giữ tinh thần thoải mái thưởng thức bữa ăn. Không nên quá lo lắng về bệnh, dằn vặt hay trách người đã lây bệnh cho mình. Có thể cùng ăn từ xa với người thân qua các ứng dụng Zalo, Facetime.

Một chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt hợp lý sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng giúp bản thân vượt qua được bệnh tật. Các F0, F1 khi thực hiện cách ly tại nhà cần lưu ý một số vấn đề sau để nâng cao sức khỏe.

Theo đó, nên áp dụng 6 bước trong công thức “Thiền ăn”: Đầu tiên, nhìn đĩa thức ăn và cảm nhận hình dạng nó trông giống hình ảnh vui nhộn nào đó. Sau đó nhắm mắt lại và tưởng tượng món ăn trong đầu, nghĩ đến người làm ra món ăn, quy trình chế biến món ăn. Tiếp theo ngửi hương thơm tỏa ra và cảm nhận.

Bước thứ 4 đưa thức ăn chạm môi, sau đó đưa vào lưỡi và cảm giác vị trí thức ăn chạm vào. Sau đó, bằng ý thức, hãy cắn và cảm nhận vị ngon của thức ăn. Cuối cùng nhai và đếm nhẩm số lần trước khi nuốt. Nuốt từ từ cảm nhận thức ăn đang di chuyển xuống dạ dày và cảm ơn người đã tạo ra món ăn cho bạn.

Giữ tâm lý thoải mái
Ăn đủ số lượng, đa dạng các loại thực phẩm.

Vấn đề có thể gặp phải

Thay đổi vị giác

Đối với người thay đổi vị giác, khởi đầu từ ăn nhạt rồi tăng dần vị. Dùng thức ăn khi còn ấm vì thức ăn nóng có vị đậm đà hơn. Dùng kẹo chua, kẹo bạc hà hoặc kẹo cao su trước và sau bữa ăn nếu bị khô miệng. Vệ sinh răng miệng sạch sẽ để tạo cảm giác ngon miệng hơn.

Chán ăn

Với người chán ăn, cần chia nhỏ bữa ăn 4-6 lần/ngày. Không bỏ bữa. Nếu không ăn cơm được thì thay thế bằng các thực phẩm giàu dinh dưỡng. Như cháo thịt, sữa giàu năng lượng, ngũ cốc… Người chăm sóc cần khuyến khích, động viên. Tạo động lực sống để người bệnh vui vẻ, lạc quan.

Chế độ dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng
Thường xuyên uống nước

Ăn đủ số lượng, đa dạng các loại thực phẩm đảm bảo nhu cầu theo từng nhóm tuổi. Bao gồm chất bộ đường, chất đạm, chất béo, vitamin, khoáng chất, chất sơ và nước. Cần ăn uống đa dạng đủ chất. Cung cấp đầy đủ năng lượng, bổ sung đủ 4 nhóm chất, ăn ba bữa chính và ăn thêm các bữa phụ, đa dạng các loại thực phẩm mỗi ngày. Thực hiện các nguyên tắc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong khi mua, chế biến và sử dụng, bảo quản thực phẩm.

Uống nhiều nước, có thể bổ sung nước trái cây. Như cam, chanh, nước ép rau củ quả hoặc sinh tố. Đối với trẻ em và người cao tuổi cần bổ sung nước thường xuyên chứ không đợi cảm giác khát. Ăn các loại trái cây, rau, các loại đậu như đậu lăng, đậu xanh…, các loại hạt và ngũ cốc nguyên hạt.

Người cao tuổi, trẻ nhỏ, người mắc các bệnh mạn tính, người thiếu cân có thể bổ sung thêm các chế phẩm dinh dưỡng giàu năng lượng và đạm như ngũ cốc, sữa và sản phẩm từ sữa như phô mai, sữa chua,..

Ngoài ra, cần hạn chế đường, bánh ngọt, nước ngọt, rượu bia, đồ ăn dầu mỡ, chiên xào. Giảm ăn mặn, mỗi ngày dùng ít hơn 5 g muối tương đương khoảng một thìa cà phê. Luôn ăn chín uống sôi để tránh các bệnh gây ra do thực phẩm.

Trả lời