Tháo gỡ nút thắt, câu chuyện người trẻ ngại mở lòng với họ hàng

Các bạn có cảm thấy rằng, thế hệ “người cũ” ngày càng lệch tông so với giới trẻ ngày nay? Người cũ gửi thư để tỏ tình, chạy xe đạp qua từng nhà để rũ nhau đi chơi. Người trẻ ngày nay thực hiện nó bằng những cái gõ phím hoặc đơn giản hơn là 1 cuộc gọi. Người trẻ ngày càng thu mình, những người cũ đặc biệt là họ hàng rất khó để mở lời. Vì sao lại xảy ra sự không đồng điệu này? Và làm sao để thay đổi được điều này? Hãy cùng doritoi.com tìm ra phương pháp giải quyểt vấn đề hóc búa này nhé.

Phụ thuộc vào sự tin tưởng lẫn nhau

Trong khi giới trẻ thay đổi quan niệm lối sống hiện đại thì thế hệ trước vẫn bảo thủ khi giao tiếp. Sau bài viết Người trẻ xa lánh vì bị hỏi chuyện riêng tư, độc giả Gia cát Lạng nhận xét. Ta thấy có một số bạn trẻ vẫn có sự giao tiếp rất tốt cả ở xã hội và họ hàng, người thân. Điều này phụ thuộc vào sự mở lòng và tự tin của mỗi người, giữa thời buổi mà cái tôi được đề cao cộng với tính phòng thủ tâm lý trước xã hội ngày càng phức tạp.

Người lớn nên chủ động và tâm lý

Tâm lý
Người lớn nên chủ động và tâm lý hơn

Các bạn trẻ bây giờ có hướng thu mình trong thế giới nội tâm lại còn được hỗ trợ bởi các quan hệ ảo trên các mạng xã hội càng khiến cho khả năng giao tiếp thực bị hạn chế. Chỉ khoảng 15 năm về trước, các bạn trẻ mới chính là người chủ động trong giao tiếp với họ hàng và người thân. Giờ đây thì sao? Các bác lớn tuổi thấy con cháu cứ cắm mặt vào cái điện thoại, đành phải chủ động hỏi han. Nếu tế nhị khéo léo có thể khiến họ mở lòng còn không chỉ là sự khó chịu. Người lớn thì ít thay đổi những lớp trẻ đã thay đổi rất nhiều rồi.

Quan điểm đầu tiên của một đọc giả

Rất may là vẫn có những bạn trẻ tự tin và quảng giao tốt và thú vị thay, phần lớn họ là những người rất thành công trong cuộc sống. Độc giả Trần Duy Hưng nêu quan điểm và đề xuất những điều cần thiết. Những yếu tố quan trọng để kéo mọi người xích lại gần nhau, không chỉ với dịp Tết. Thứ nhất, sự tôn trọng: Mỗi thế hệ được nuôi lớn, và tiếp xúc với những hệ giá trị khác nhau. Vì vậy, không có đúng và sai. Bằng cách tôn trọng sự khác biệt, ta khiến cho mọi thứ trở nên nhẹ nhàng hơn.

Hai quan điểm tiếp theo của Trần Duy Hưng

Biết lắng nghe
Người lớn cần lắng nghe và thấu hiểu

Thứ hai, sự lắng nghe, thấu hiểu: Những khác biệt dù lớn đến đâu cũng có thể được giảm nhẹ nhờ sự lắng nghe, thấu hiểu từ cả hai phía. Những người lớn tuổi thì nên là người đại lượng hơn (nghĩa là dùng sự từng trải của mình để thấu hiểu tâm tư của người trẻ hơn, chứ không nên dùng nó để áp đặt người trẻ phải theo ý mình).

Thứ ba, sự quan tâm đúng cách: Bằng những câu hỏi thiết thực (sự hạnh phúc trong cuộc sống, sự thoải mái trong tâm hồn,…) và không nhuốm màu vật chất (tiền bạc) hay xâm phạm quá nhiều sự riêng tư (con cái, vợ chồng,…), ta làm cho người đối diện cảm thấy mình được quan tâm chân thành. Từ đó sẽ mở lòng, chia sẻ nhiều hơn.

Người lớn cần quan tâm đúng cách

Đã là con người, ai cũng mong muốn được quan tâm, hỏi han, và sẻ chia. Sự e dè, xa cách, nếu có của người trẻ, có chăng là sự lệch tông ở đâu đó. Chẳng qua là do cách thể hiện sự quan tâm của người lớn không đúng mà thôi. Cuộc sống là muôn màu muôn vẻ, không thể có công thức chung. Vậy nên ta hãy luôn quan sát, học hỏi từ xung quanh để có cách ứng xử phù hợp nhất.

Qua bài viết trên, các bạn đã nạp thêm cho mình những thông tin đầy hữu ích rồi. Bài viết đã chia sẻ việc vì sao người trẻ lại ngày càng thu mình lại. Đồng thời cũng chỉ ra cách gỡ rối để người lớn hơn có thể thấu hiểu người trẻ hơn.

Trả lời