Người trẻ tự kỷ và lạc lõng, thước đo mang tên chuẩn mực xã hội

Có một trạng thái con người xen giữa sự vô định và buồn bã, lo âu với mọi thứ. Đó gọi là cảm giác lạc lõng, mà người trẻ ngày nay hay mắc phải. Trong xã hội ngày càng phát triển, người trẻ ngày càng chịu nhiều áp lực từ gia đình và xã hội. Họ chơi vơi, cô đơn, buồn bã với nỗi buồn không tên kéo dài. Sự lạc lõng ấy, dần dà sẽ rút cạn năng lượng và nhiệt huyết của những người trẻ. Hôm nay, hãy đồng hành cùng doritoi khám phá nỗi buồn không tên của người trẻ ngày nay nhé.

Gánh nặng từ chuẩn mực xã hội

Chuẩn mực xã hội 18 tuổi vào đại học, 22 tuổi tìm việc làm, 24 tuổi kết hôn, 26 tuổi có con khiến nhiều người trẻ xem là gánh nặng. Có người đã viết rằng: Thế hệ trẻ làm việc mình thích thì không có tiền, làm việc kiếm ra tiền thì mình không thích. Người mình thích thì không thích mình, người thích mình thì mình không thích. Theo đuổi giấc mơ thì cho là không thực tế, sống an phận thì không cầu tiến.

Căn bệnh mang tên trầm cảm “cười”

Bệnh trầm cảm
Người trẻ trầm cảm “cười”

Trầm cảm “cười” nghe thì kỳ quặc nhưng tôi tin rất nhiều người trả đang mắc phải. Trầm cảm là khi chúng ta không điều chỉnh được tâm trạng vui, buồn. Nhưng trầm cảm cười là khi chúng ta hoàn toàn kiểm soát được tình hình, tâm trạng vẫn vui vẻ bình thường. Chúng ta biến bản thân không được thô lỗ với người xung quanh, vẫn thân thiện nhưng nội tâm lại cực kỳ bất ổn, mông lung. Đầu óc luôn căng thẳng nhưng luôn trống rỗng. So với bệnh lý trầm cảm bình thường thì trầm cảm cười cũng nguy hiểm không kém.

Lý do khiến người trẻ thu mình lại

Với thời đại công nghệ như hiện nay, chúng ta dễ dàng nghe được những câu chuyện thành công ở tuổi 20 và khi mơ phải mơ thật lớn nếu giấc mơ không đủ lớn thì ta hồ nghi về bản thân. Tại sao khi lớn lên ước mơ của con người thường bé lại? Thứ nhất, do hiện thực cuộc sống khắc nghiệt đã làm thay đổi giấc mơ hay nói cách khác cuộc sống giúp ta nhìn ra giới hạn của đời người. Dẫu biết” nhân vô thập toàn” nhưng con người chúng ta không ngừng tìm kiếm điều hoàn mĩ. Thực ra năng lực là giới hạn, không nhìn ra giới hạn của bản thân cũng khiến ta bế tắc.

Lý do thứ hai khiến người trẻ lạc lõng

Thứ hai, cách nhìn về hạnh phúc của chúng ta thay đổi. Ngày bé khi được hỏi lớn lên muốn làm nghề gì tôi luôn trả lời là làm bác sĩ để kiếm thật nhiều tiền. Nhưng đến hiện tại thì hạnh phúc được cấu thành được bởi rất nhiều yếu tố không chỉ có tiền. Tết đến là thời điểm vô cùng nhạy cảm với người trẻ: Làm ở đâu, lương bao nhiêu, có người yêu chưa là ba câu hỏi thường trực. Vẫn là lý do yêu thương mong muốn điều tốt đẹp nhất cho con cháu.

Áp lực từ gia đình và xã hội

Áp lực và mệt mỏi
Người trẻ chịu áp lực bởi thước đo chuẩn mực xã hội

Về công việc, xã hội mong bạn kiếm được nhiều tiền. Gia đình muốn xin cho bạn làm những công việc ổn định. Nhưng ước mơ của bạn lại là được viết lách, du hành cùng cảm xúc. Về hạnh phúc, xã hội mong bạn lấy được một người có điều kiện tốt, kinh tế khá giả nhưng người bạn thích lại là cậu bạn thân cấp 3 cũng đang chật vật mờ mịt trong cuộc sống như bạn. Về gia đình, xã hội mong bạn kết hôn 24-26 tuổi vì nó vừa đẹp về tuổi xuân vừa đẹp về thời kỳ sinh đẻ. Nhưng 24 tuổi chưa nấu được bữa cơm hoàn chỉnh thì lấy tư cách gì bàn chuyện xa xôi.

Thước đo thành công đầy thực dụng

Chuẩn mực của xã hội vẫn vậy: 18 tuổi vào đại học, 22 tuổi ra trường, 24 tuổi kết hôn, 26 tuổi sinh con và nuôi dạy con cái, chăm sóc gia đình giống như vòng tròn của mẹ và bà bạn. Những ai đứng ngoài vòng tròn ấy thì sẽ bị nhìn với ánh mắt kỳ lạ. Người trẻ chúng ta vẫn luôn đứng giữa hai làn ranh giới là gọt mình cho vừa tiêu chuẩn xã hội để thấy mình trong số đông hay sống với cái tôi của riêng mình. Muốn là kẻ đứng bên lề cuộc sống quan sát có được không?

Qua bài viết trên, các bạn đã bỏ túi cho mình những kiến thức đầy bổ ích rồi. Bài viết chia sẻ về những gánh nặng và áp lực từ cuộc sống của người trẻ. Người trẻ bị ràng buộc lối sống của mình bởi cái gọi lại chuẩn mực xã hội. Những điều cứ ngỡ là chân lý nhưng lại hóa đau thương.

Trả lời