Dự thảo giảm, miễn thuế cho cá nhân, doanh nghiệp gặp khó khăn do Covid-19

Nộp thuế là quyền và nghĩa vụ của mỗi cá nhân, doanh nghiệp. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, tình hình kinh doanh khó khăn nên thuế đã trở thành một phần gánh nặng của họ. Vì vậy, để giảm bớt gánh nặng kinh tế của các hộ, cá nhân kinh doanh, vào ngày 13/8/2921, dự thảo về miễn, giảm 50% thuế cho tất cả hộ, cá nhân kinh doanh đã được trình lên Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Để biết thêm chi tiết hơn về dự thảo này thì hãy tham khảo bài viết mà Doritoi chia sẻ sau đây nhé!

Đã trình dự thảo miễn, giảm thuế lên Quốc Hội

Đã trình dự thảo miễn, giảm thuế lên Quốc Hội
Ông Nguyễn Quốc Hưng – Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế (Bộ Tài chính)

Bộ Tài chính cho biết ngày 13/8, Chính phủ có tờ trình gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội về dự thảo Nghị quyết ban hành một số giải pháp về miễn, giảm thuế nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân chịu tác động của dịch COVID-19. Trong đó, dự thảo cuối cùng vẫn giữ nguyên các đề xuất về miễn, giảm thuế cho người dân và doanh nghiệp. Đặc biệt là nhóm cá nhân kinh doanh, hộ kinh doanh trong nửa cuối năm nay.

Ông Nguyễn Quốc Hưng – Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế (Bộ Tài chính) – cho biết sau khi có ý kiến kết luận của Thủ tướng về dự thảo Nghị quyết, Bộ Tài chính đã hoàn chỉnh hồ sơ, gửi và xin ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp cũng như tổng hợp ý kiến, giải trình từ các thành viên Chính phủ khác để hoàn thiện dự thảo. Đến ngày 13/8, Chính phủ đã chính thức có tờ trình gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Để cho ý kiến và đề nghị thông qua theo quy trình một phiên họp. Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế cho biết nội dung dự thảo Nghị quyết hoàn thiện trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua vẫn giữ 4 nhóm chính sách chính để hỗ trợ người và doanh nghiệp.

Nội dung của dự thảo miễn, giảm thuế

Cụ thể, dự thảo Nghị quyết quy định tiếp tục giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp năm 2021. Đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp, tổ chức khác như đã áp dụng năm 2020. Bên cạnh đó, 3 nhóm chính sách mới, lần đầu được cơ quan quản lý đề xuất kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát, cũng được đưa vào Nghị quyết. Các chính sách mới này bao gồm giảm 50% thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng. Các loại thuế khác phải nộp phát sinh từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong quý III và IV của tất cả hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh. Trong mọi lĩnh vực, địa bàn.

Đồng thời, giảm 30% thuế suất, mức tỷ lệ % thuế giá trị gia tăng. Đối với hoạt động kinh doanh thuộc các lĩnh vực chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh. Như du lịch; vận tải; lưu trú; ăn uống; thể thao, vui chơi, giải trí. Hay sáng tác, nghệ thuật; báo chí, truyền hình; thư viện, lưu trữ, bảo tàng. Và các hoạt động văn hóa khác… Ngoài ra, dự thảo Nghị quyết cũng quy định miễn tiền chậm nộp. Phát sinh trong năm 2020 và 2021 (hai năm ảnh hưởng trực tiếp bởi dịch COVID-19). Đối với doanh nghiệp, tổ chức thua lỗ liên tục trong giai đoạn 2018-2020. Theo ước tính từ Bộ Tài chính, việc thực hiện các chính sách đề xuất tại dự thảo Nghị quyết có thể làm giảm thu ngân sách 20.000 tỷ đồng.

Ngoài ra, Bộ cũng đã trình Thủ tướng về việc giảm 30% tiền thuê đất phải nộp của năm 2021. Đối với các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. “Tính chung các chính sách đã được thực hiện từ đầu năm. Và các chính sách đề xuất bổ sung nêu trên. Tổng số tiền thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất sẽ hỗ trợ cho doanh nghiệp, người dân là trên 138.000 tỷ đồng”, ông Hưng thông tin.

Những chính sách khác để hỗ trợ người dân của Bộ Tài chính

Những chính sách khác để hỗ trợ người dân của Bộ Tài chính
Cơ quan thuế sẽ giảm 30 loại phí, lệ phí

Trong năm 2020, Bộ Tài chính cũng đưa ra nhiều chính sách. Để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp chịu tác động bởi dịch COVID-19. Trong đó, tổng số tiền thuế và thu ngân sách đã gia hạn, miễn, giảm cho người dân, doanh nghiệp là 129.000 tỷ đồng. Số này bao gồm tiền thuế và tiền thuê đất được gia hạn là 97.500 tỷ đồng. Tiền thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất được miễn, giảm là hơn 31.500 tỷ đồng.

Năm nay, Bộ Tài chính cũng tiếp tục gia hạn thời hạn nộp thuế, tiền thuê đất trên diện rộng. Đối với doanh nghiệp, người kinh doanh trong hầu hết lĩnh vực, ngành nghề. Đồng thời tiếp tục giảm thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay. Giảm mức thu 30 loại phí, lệ phí và nghiên cứu giảm thuế nhập khẩu đối với nhiều mặt hàng…

Tổng thu ngân sách và chỉ số giá tiêu dùng năm 2020 – 2021

Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, tổng thu cân đối ngân sách nhà nước 7 tháng đầu 2021 ước đạt 913.000 tỷ đồng. Bằng 68% dự toán, tăng 15,7% so với cùng kỳ 2020. Tổng chi cân đối ngân sách nhà nước ước đạt 810,6 nghìn tỷ đồng. Bằng 48% dự toán. Trong đó chi thường xuyên đạt 572,2 nghìn tỷ đồng, bằng 55,2% dự toán. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7/2021 tăng 0,62% so với tháng trước. Tăng 2,25% so với tháng 12/2020 và tăng 2,64% so với tháng 7/2020. Tính chung 7 tháng năm 2021, CPI bình quân tăng 1,64% so với cùng kỳ năm 2020. Mức tăng thấp nhất kể từ năm 2016. Lạm phát cơ bản tăng 0,89% so với cùng kỳ.

Trả lời